Sáng 19.12, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Minh Tú (SN 1992, trú tại phường Tam Phú, TP Thủ Đức, TP HCM) và 99 bị cáo liên quan đến đường dây mua bán khống hơn 1 triệu hóa đơn VAT với doanh số gần 64.000 tỉ đồng.
Với số lượng người tham gia tố tụng và người tham dự lớn (100 bị cáo, 22 người có nghĩa vụ liên quan), dự kiến phiên tòa sẽ xét xử từ ngày 19.12 đến ngày 29.12. Ngày xét xử đầu tiên 19.12, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ hoàn thành phần công bố bản cáo trạng dài 264 trang, các bị cáo cũng được đưa đến phiên tòa để thực hiện các thủ tục theo quy định.
Trong số 100 bị can được xét xử, đã có 2 người bị truy tố về các tội mua bán trái phép hóa đơn, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và trốn thuế; 30 người bị truy tố tội trốn thuế; 68 người còn lại bị truy tố tội mua bán trái phép hóa đơn. Các bị can này có 71 người trước đó từng là chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc; 11 người là kế toán; còn lại là nhân viên, lao động, kinh doanh tự do.
Theo cáo trạng, Tú là người cầm đầu đã thuê "đàn em" mua 646 doanh nghiệp qua hình thức online, chi phí từ 50 đến 60 triệu đồng/doanh nghiệp. Tiếp đó, các "đàn em" của Tú sẽ tự kê, khai khống doanh số mua vào, khai giảm doanh số hóa đơn bán ra tại tờ khai thuế điện tử trong các kỳ quyết toán thuế.
Sau đó, thông qua mạng xã hội và các hội nhóm trên mạng, Tú thiết lập đường dây, mạng lưới đối tượng trung gian cấp 1-2 để bán hóa đơn giá trị gia tăng cho các đơn vị có nhu cầu trên cả nước. Việc hợp thức thủ tục thanh toán qua ngân hàng, chuyển tiền qua lại được ngụy tạo, thực hiện rất tinh vi.
Qua đó, chỉ trong 22 tháng hoạt động từ tháng 12.2020 đến 10.2022, đường dây mua bán trái phép hóa đơn do Nguyễn Minh Tú và các đồng phạm điều hành đã bán hơn 1 triệu hóa đơn cho hơn 88 nghìn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổng doanh số lên tới gần 64.000 tỉ đồng. Tính theo tổng số hóa đơn đã bán, Tú bị cáo buộc thu về gần 300 tỉ đồng.
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Phú Thọ còn làm rõ hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức của Nguyễn Minh Tú.
Đây là vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Phú Thọ. Quá trình đấu tranh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Phú Thọ đã gặp rất nhiều khó khăn do các đối tượng chính trong đường dây sử dụng phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, đối phó, tinh vi như sử dụng giấy tờ giả, việc mua bán được tiến hành qua các trung gian.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về xây dựng và phát triển thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác...
Trong 5 ngày đầu tháng 11, một xe hợp đồng tại Hà Nội vi phạm tốc độ 117 lần.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng các nước liên quan tăng cường hợp tác nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong
Tin từ UBND TP Hội An , tỉnh Quảng Nam ngày 25.10 cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh vừa yêu cầu UBND thành phố Hội An khẩn...
Bộ GD&ĐT phân công lại nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng; Đề xuất nhiều chính sách mới hỗ trợ trường bán trú vùng dân tộc thiểu số và miền núi; TP Hải Phòng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ thầy giáo bị tố “gạ tình” nữ sinh,…là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
Điện Biên - Cơ quan công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án , khởi tố bị can và bắt tạm giam hiệu trưởng trường tiểu học để...
Nhân 7 năm Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông đưa ra phán quyết cuối cùng, Việt Nam nhắc lại chủ trương nhất quán về giải quyết hoà bình các...
Tại hiện trường hoang tàn, đổ nát của vụ sập tường khiến 3 cháu bé tử vong , có những đôi dép trẻ em lấm lem bùn đất khiến không...
Tròn 10 năm đưa vào sử dụng, Trung tâm dạy nghề 32 tỉ đồng thành nơi nuôi gà, xuống cấp. UBND huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi phải chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng để tránh lãng phí.