Trước ý kiến của các đại biểu về việc xuất hiện ngày càng nhiều dòng sông “chết”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Đặng Quốc Khánh cho biết sẽ phối hợp với các địa phương để khắc phục tình trạng này.
Phục hồi nguồn nước là rất cấp bách
Góp ý về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại nghị trường chiều 20.6, đại biểu Tráng A Dương (đoàn Hà Giang) bày tỏ quan ngại khi ngày càng có thêm những “dòng sông chết”.
Đại biểu cho rằng việc phục hồi nguồn nước là rất cấp bách, nhưng cần có kinh phí lớn với sự tham gia nhiều bộ ngành, tổ chức cá nhân. Từ đó, đề nghị quy định rõ cơ chế chính sách tài chính cho việc bảo vệ, phục hồi nguồn nước, nhất là việc chi trả chi phí dịch vụ môi trường rừng.
Đại biểu Nguyễn Văn Thi (đoàn Bắc Giang) cũng đề nghị bổ sung chính sách khuyến khích đơn vị, cá nhân đầu tư vào công nghệ để tăng cường tái sử dụng nước, đa dạng các nguồn nước.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa góp ý về quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông. Ông Võ Mạnh Sơn cho rằng, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông có ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức có sử dụng nước trong phạm vi quy hoạch.
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt đang diễn ra bình thường có thể sẽ phải chấm dứt hoặc điều chỉnh với chi phí lớn chỉ vì sự thay đổi của quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông.
Những nguy cơ thay đổi đột xuất này làm giảm tính ổn định của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, làm giảm khả năng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của đất nước. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định trong trường hợp quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông làm thay đổi quyền sử dụng nguồn nước, thì cần phải lấy ý kiến của đối tượng đang khai thác, sử dụng nguồn nước đó.
Nhiều người dân lấn chiếm phần diện tích ven sông
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, việc sụt giảm đến mức báo động về trữ lượng nước do nhiều nguyên nhân cũng đòi hỏi có những quy định, giải pháp quyết liệt để ngăn ngừa nguy cơ mất an ninh nguồn nước.
Bởi thế, việc nhấn mạnh khía cạnh tài nguyên của nước trong tên gọi của Luật và quy định xuyên suốt trong các nội dung của luật, nhất quán quan điểm: Nước là tài sản công và sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.
Theo đại biểu, so với luật Tài nguyên nước hiện hành, dự thảo luật lần này có bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm, đảm bảo việc quản lý nguồn nước được chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trong khoản 4 có quy định hành vi bị cấm là “lấp sông suối, kênh rạch” chưa rõ các hành vi bị cấm. Trên thực tế hiện nay, rất nhiều dòng song tuy chưa bị lấp nhưng bị người dân lấn chiếm phần diện tích ven sông rất nhiều bằng cách đổ vật liệu bồi đắp biến phần mặt nước sông thành diện tích đất để sử dụng.
"Hầu như những con sông có các hộ gia đình sinh sống hai bên bờ sông đều rơi vào tình trạng bị lấn chiếm, nên tôi đề nghị cần quy định rõ hành vi bị cấm là: lấn chiếm, lấp sông suối, kênh rạch…", đại biểu đề nghị.
Cần sự vào cuộc của các địa phương
Phát biểu tiếp thu, giải trình sau phần thảo luận của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Đặng Quốc Khánh trao đổi về vấn đề dòng sông “chết” các đại biểu đề cập.
Ông Khánh cho biết, các dòng sông đi qua các địa phương, do đó, bộ sẽ phối hợp với các địa phương để cải tạo, phục hồi nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiếp tục nghiên cứu các chức năng phòng chống thoát lũ, chứa lũ, điều hòa mưa lũ, chống ngập đô thị.
Đồng thời, ông Khánh cũng cho rằng, các địa phương cần vào cuộc trong điều tiết các dòng sông để vừa đảm bảo an ninh đối ngoại vừa đảm bảo an ninh nguồn nước
Về trách nhiệm quản lý nguồn nước còn có sự tham gia của Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, do đó, sẽ tiếp tục rà soát Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để không trùng lặp nội dung ở các Luật, tránh chồng chéo, đảm bảo phân cấp, phân quyền rõ ràng, đầy đủ.
Nhấn mạnh người dân sinh sống hai bên dòng sông là đối tượng chịu tác động bởi các dự án về nguồn nước do đó, dự thảo Luật cũng sẽ lưu ý đến việc lấy ý kiến dân cư trong quy hoạch, phát triển các dự án để đảm bảo đời sống cho nhân dân.
Thừa nhận hiện nay việc sử dụng nguồn nước chưa hiệu quả và việc tuần hoàn nước còn hạn chế, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường lưu ý Việt Nam là quốc gia biển, hạn hán, thiếu nước vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa là điều rất dễ xảy ra. Do vậy, cần phải triển khai các giải pháp để đảm bảo điều tiết, điều hoà nguồn nước.
Theo ông Khánh, các quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên nước cần hướng đến sử dụng 3 nguồn nước là nước mặt, nước ngọt và nước lợ.
“Bộ sẽ tiếp thu, hoàn thiện các quy định về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả nhất, từ việc căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để thực hiện quy hoạch tài nguyên nước có chiến lược, đảm bảo hiệu quả nhất. Trong đó tiếp tục nghiên cứu, rà soát để khắc phục các hậu quả do nguồn nước gây ra như mưa lũ, ô nhiễm môi trường nước”, ông Khánh nhấn mạnh.
Khuya 17/11, bão Manyi đi qua khu vực miền Trung Philippines vào Biển Đông với sức gió cấp 13, song sẽ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới ở vùng biển ngoài khơi.
Tối 20/10, thông tin với Báo Công Thương, lãnh đạo UBND thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh xác nhận, trên địa bàn xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà ở kết hợp kinh doanh. Thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra vào khoảng hơn 21h cùng ngày tại một ngôi nhà 5 tầng, nhà ở kết hợp kinh doanh bạt nhập khẩu ở thị trấn Lim. Thời điểm trên, người dân địa phương phát hiện khói lửa bốc lên dữ dội tại ngôi nhà 5 tầng nên báo lực lực chức năng. Ngay khi nhận...
Trung tâm Đăng kiểm 82.01.S (phường Quang Trung, TP.Kon Tum, Kon Tum) tạm đóng cửa, sau khi Phó Giám đốc trung tâm bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ.
Trong số 106 hài cốt liệt sĩ được truy điệu, an táng lần này có 104 hài cốt là quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia.
Vụ trọng án xảy ra tại xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, khi đối tượng Hồ Thanh Cường (34 tuổi, trú thôn Háo Đức) bất ngờ dùng dao chém vào cha, mẹ và anh ruột, làm cha và anh ruột tử vong.
Quảng Nam phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường hành chính trong sạch, lành mạnh, công khai, minh bạch”, phấn đấu 100% phản ánh, kiến nghị của...
Người dân tại tỉnh Bình Dương thắc mắc về việc hai tuyến đường có gắn camera phạt nguội song lực lượng cảnh sát giao thông vẫn lập chốt bắn tốc độ. Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.
Việt Nam cùng với Thái Lan và Indonesia được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất ở các nước Đông Nam Á, cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Sáng 2/8, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo.