Với hệ thống nhà xưởng, và dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại, ngành đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội, dư địa tham gia “miếng bánh” đóng toa xe đường sắt.
Việt Nam đang có nhiều dự án lớn về đường sắt đang được triển khai hoặc lên kế hoạch như: Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt đô thị, đường sắt kết nối biên giới hay các tỉnh, thành. Do đó, ông Phạm Hoài Chung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) khẳng định sẽ mở ra cơ hội tham gia cho các doanh nghiệp sản xuất toa xe, trong đó có SBIC.
Hiện nay, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới khoảng 74 tỷ USD, dự kiến sẽ cần một số lượng lớn toa xe khách và toa xe hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, theo tính toán sản xuất đầu máy, toa xe khoảng 10 tỷ đồng.
Hơn nữa, các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang mở rộng, đòi hỏi nhiều toa xe điện và toa xe chuyên dụng; nâng cấp mở rộng mạng lưới đường sắt hiện hữu, tập trung vào việc thay thế các toa xe cũ bằng các toa xe hiện đại hơn, đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn và hiệu suất vận hành.
Theo ước tính của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đến cuối năm nay sẽ phải dừng hoạt động khoảng 1.472 toa xe hàng và 168 toa xe khách. Dự kiến, nhu cầu đóng mới toa xe giai đoạn 2030-2050 cho ngành Đường sắt hiện tại, các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng là 261 đầu máy, 1.100 toa xe đường sắt tốc độ cao, 1.000 toa xe khách, 7.000 toa xe hàng, 1.5000 toa xe đường sắt đô thị.
Ngoài thị trường nội địa, ngành công nghiệp đóng toa xe Việt Nam còn có hội xuất khẩu sang các quốc gia có nhu cầu cao về hiện đại hóa đường sắt, đặc biệt là các nước ASEAN, châu Phi và Mỹ La Tinh.
Là doanh nghiệp có 8 đơn vị thành viên, trong đó SBIC và các liên doanh hiện chiếm trên 60% năng lực đóng tàu Việt Nam, theo ông Chung, SBIC sẽ có nhiều cơ hội, dư địa tham gia “miếng bánh” đóng toa xe này.
Ông Chung cho hay SBIC có hệ thống nhà xưởng và dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại (như robot hàn tự động, máy cắt laser và dây chuyền sơn chống ăn mòn theo tiêu chuẩn châu Âu), có thể chuyển đổi để sản xuất các cấu kiện toa xe lửa; có đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng phục vụ gia công cơ khí chính xác; đội ngũ kỹ sư và nhân công được đào tạo bài bản có kinh nghiệm được chứng minh qua các sản phẩm cơ khí xuất khẩu; tay nghề thợ hàn được cấp chứng chỉ Nhật Bản, Na Uy, Pháp…
Các đơn vị của SBIC đã và đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất, đáp ứng được yêu cầu khắt khe nhất của các chủ tàu Hà Lan, Anh, Canada, Na Uy, Hàn Quốc… nên có khả năng đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật, chất lượng, tiêu chuẩn của ngành đường sắt. Theo thống kê nội bộ năm 2023, có khoảng 20% nhân sự tại các xưởng sản xuất của SBIC có chứng chỉ chuyên môn cao về công nghệ chế tạo toa xe hiện đại.
“Toa xe đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị không có nhiều khác biệt quá lớn so với đường sắt hiện hữu. Nếu có thiết kế về toa xe, SBIC chắc chắn sẽ hoàn toàn tự chủ đóng mới và bàn giao cho ngành Đường sắt bởi thời gian qua tổng công ty đã sản xuất và bàn giao hàng chục toa xe khách và toa xe hàng, toa xe chở bồn nhiên liệu cho đường sắt,” ông Chung tin tưởng.
Khi tham gia vào công nghiệp đóng toa xe, SBIC có thể đóng góp vào việc giảm thiểu phụ thuộc vào nhập khẩu toa xe lửa, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước; có thể tạo thêm hàng ngàn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách từ thuế doanh nghiệp, thuế xuất khẩu và các loại phí khác.
Đánh giá việc phát triển công nghệ sản xuất toa xe đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, ông Chung thừa nhận SBIC vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay ưu đãi và huy động vốn từ các nguồn tài chính bên ngoài. Theo thống kê của SBIC, trong giai đoạn 20202-2023, công ty chỉ huy động được khoảng 3% vốn cần thiết cho các dự án đầu tư đổi mới công nghệ.
“Dù đã có sự đầu tư đáng kể, một số công nghệ sản xuất toa xe tại SBIC vẫn chưa đạt mức hiện đại so với các nước tiên tiến. Các dây chuyền sản xuất hiện tại vẫn còn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công, khiến năng suất chưa cao và chi phí sản xuất vẫn ở mức cao. Lực lượng lao động kỹ thuật cao trong ngành đóng toa xe tại SBIC vẫn còn thiếu hụt; việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế,” ông Chung cho hay.
Ngoài ra, SBIC vẫn đang phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, điều này dẫn đến tình trạng giá thành sản xuất cao và rủi ro bị gián đoạn sản xuất khi chuỗi cung ứng gặp sự cố.
Để có thể tham gia vào ngành công nghiệp đường sắt, ông Chung cho biết SBIC tự động hóa quy trình sản xuất, sử dụng robot hàn và dây chuyền lắp ráp tiên tiến để tăng độ chính xác và giảm thời gian sản xuất; ứng dụng vật liệu mới, như hợp kim nhôm và thép cường độ cao, giúp giảm trọng lượng toa xe và tăng khả năng chịu lực; công nghệ mô phỏng và thiết kế 3D, giúp tối ưu hóa thiết kế toa xe, nâng cao hiệu suất vận hành và tiết kiệm chi phí sản xuất; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, khai thác nhà máy.
SBIC cần tích cực tham gia đấu thầu các dự án đường sắt lớn trong nước như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, các tuyến metro tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; việc chủ động tham gia từ giai đoạn thiết kế, nghiên cứu sản xuất đến cung cấp sản phẩm sẽ giúp SBIC khẳng định năng lực và mở rộng thị trường; có chiến lược đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Từ đó, Chủ tịch SBIC kiến nghị được Chính phủ chỉ định tham gia đóng mới toa xe trong Chương trình phát triển công nghiệp đường sắt quốc gia. Sau khi xử lý SBIC theo thủ tục phá sản, Chính phủ có chính sách tiếp tục giữ và khai thác, sử dụng có hiệu quả đối với hạ tầng của SBIC tại các nhà máy cho ngành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp cơ khí; đồng thời có chính sách sử dụng tối đa nguồn nhân lực thợ lành nghề (thợ hàn, thợ điện, cơ khí…) của tổng công ty cho ngành công nghiệp đóng tàu và công nghiệp đường sắt (toa xe…)
Chính phủ xây dựng và ban hành các giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào Chương trình phát triển hệ thống đường sắt quốc gia như chính sách miễn, giảm thuế, ưu đãi vay vốn, hỗ trợ chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ để các doanh nghiệp trong nước tham gia; có các gói ưu đãi trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước có nền đường sắt phát triển; ưu đãi thuế và tín dụng cho ngành công nghiệp cơ khí (đóng tàu, đóng toa xe…) chế tạo nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước; cho phép doanh nghiệp trong nước được hưởng hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế trong việc đầu tư vào các dự án đường sắt tại Việt Nam.
SBIC kiến nghị Chính phủ sớm thông qua Đề án “nâng cao năng lực các doanh nghiệp đóng tàu trong nước” thực hiện theo Nghị quyết 220/NQ-CP năm 2023 để hình thành ra các doanh nghiệp trong nước có vị thế, và sẵn sàng đầu tư mạnh không chỉ riêng đối với ngành đóng tàu mà còn tham gia thúc đẩy sản phẩm cơ khí ngành đường sắt đóng góp vào sự phát triển giao thông vận tải Việt Nam./.
Tỉnh ủy An Giang thống nhất không đặt tên xã, phường theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc..., lấy ý kiến dân đặt tên cho phù hợp với truyền thống.
Quảng Ninh - Từng là nỗi ám ảnh về môi trường, bị coi là phế thải, tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện bỗng trở thành món hàng được...
Một người đàn ông ở Tiền Giang phát hiện trên sông Trà Lọt gần nhà mình có một xác chết trôi trong đám lục bình nên trình báo cơ quan công an.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ yêu cầu các thành viên ban chấp hành, ban thường vụ có trách nhiệm giải thích tại cơ quan, đơn vị; người dân có hỏi cũng phải giải thích để tạo sự đồng thuận cao.
Câu chuyện về Hà Quảng Vị bắt đầu lan truyền từ những năm 80, khởi đầu từ lời kể trong làng, sau đó được các báo địa phương, đài truyền hình đua nhau đưa tin. Thậm chí có người còn viết hẳn cuốn sách về Hà Quảng Vị là 'Võ Tòng đương đại: Câu chuyện anh hùng bắt báo Hà Quảng Vị'. Cơ duyên học võ công Hà Quảng Vị sinh năm 1905, tại một làng quê ở Túc Châu, tỉnh An Huy. Gia đình ông cực kỳ nghèo khó, đến mức được học hành và ăn no mặc ấm là một...
Một hệ thống quản lý toàn diện về dạy thêm học thêm tại TP.HCM vừa được ra mắt, chỉ vài tuần sau khi thông tư 29 có hiệu lực. Cổng thông tin này hứa hẹn mang đến sự minh bạch trong quản lý dạy thêm học thêm.
Nghệ An - Công an tỉnh vừa bắt 4 đối tượng liên quan đường dây sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất cấm, với sản lượng lên tới 3.500...
Tiếng Việt khiến nhiều người bối rối khi viết vì các chữ được phát âm giống nhau. Không ít người lúng túng, không biết phải viết 'xuề xoà' hay 'xuề soà' mới đúng chính tả. Từ này ám chỉ người có tính cách sống đơn giản, thoải mái, không quá quan trọng hình thức. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời ở box bình luận bên dưới. Đáp án câu hỏi trước: 'Rảnh rỗi' hay 'rảnh dỗi'? 'Rảnh dỗi' là từ sai chính tả và hoàn toàn không có...
Khoảng 17h30 ngày 21/4, trên quốc lộ 1A đoạn trước cổng khu công nghiệp Hoàng Mai (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) xảy ra vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên xe chở công nhân và nhà xe Nam Quỳnh Anh chạy tuyến Vinh - Hà Nội. Theo thông tin từ nhà xe Nam Quỳnh Anh, trong lúc điều khiển phương tiện, tài xế xe chở công nhân sử dụng điện thoại, mất tập trung nên lấn làn, suýt va chạm vào xe khách Nam Quỳnh Anh. Sau đó, tài xế xe khách Nam Quỳnh Anh đã hạ kính...