Ngàn năm văn minh Trà Việt

10:20 18/06/2024

Tác giả Trịnh Quang Dũng đã đưa ra nhiều chứng cứ trong cuốn sách Văn minh Trà Việt - minh định cư dân Bách Việt mới là chủ nhân thực sự tạo dựng nên Trà mã cổ đạo kỳ bí ngàn năm trước.

Ông Trịnh Quang Dũng chia sẻ trong tọa đàm về sách tại TP.HCM. Tác giả Trịnh Quang Dũng hiện là thành viên ban tư vấn Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam. Cuốn Văn minh Trà Việt của ông ra mắt lần đầu năm 2012. Sau hơn 10 năm chỉnh lý, bổ sung, cuốn sách vừa tái bản với 844 trang (hơn khoảng 400 trang so với bản cũ) - Ảnh: HỒ LAM

Sau hơn 10 năm, cuốn sách Văn minh Trà Việt của tác giả Trịnh Quang Dũng vừa tái bản và đến tay độc giả với sự chỉnh lý, bổ sung nhiều tư liệu quý giá để minh định thêm về lịch sử văn hóa trà Bách Việt, cội nguồn căn bản của trà Việt trải suốt nhiều ngàn năm lịch sử.

Cái nôi đầu tiên của cây chè trên thế giới ở đâu?

Căn cứ theo một số tư liệu về các cuộc chiến tranh Nam Chiếu - Thổ Phồn với Đại Đường, tác giả Trịnh Quang Dũng nói: "Tuyến Trà mã cổ đạo hướng Đông - Tây chạy qua Nhã An nằm trong sự cai quản của Thổ Phồn hơn 200 năm. Nơi đây từng là chiến trường khốc liệt, triền miên giữa Thổ Phồn - Đại Đường và quân Đường luôn thất bại".

Theo ông Dũng, cứ liệu lịch sử khẳng định cả triều đình nhà Đường và nhà Tống sau này chưa bao giờ xây dựng, sở hữu, quản lý Trà mã cổ đạo như một số tư liệu Trung Quốc quảng bá nhằm minh chứng, củng cố cho nguồn gốc trà từ Trung Hoa.

Con đường này, xưa nằm trong cương vực lãnh thổ Nam Chiếu - Đại Lý (Điền Việt), được các cư dân Bách Việt - Tạng xây dựng nên. Các dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng, Thái, Hà Nhì, Cao Lan... vốn là hậu duệ của dân Bách Việt thời xa xưa.

TIN LIÊN QUAN
  • ‘Đói hiểu, đói thương’ hãy uống trà ban sớm

  • Những điều đặc biệt trong tiệc trà mời Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình

  • Đón Tết với trà sen xứ Huế

Nói một cách khác, vùng trà hoang dã thiên nhiên trải rộng từ đất Ba Thục, Điền Việt (Vân Nam ngày nay) xuống tới vùng Tây Bắc Việt Nam, Lào, Miến Điện chưa thuộc về Trung Quốc từ trước thế kỷ XIV.

Ông Dũng cũng cung cấp cho bạn đọc các góc nhìn từ nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về khởi thủy của cây chè - trà để kết luận Việt Nam là một trong những "cái nôi, vùng nguyên sản chè" của thế giới.

Vào thế kỷ 17, bác sĩ - nhà vạn vật học người Đức Engelbert Kampfer đặt tên khoa học cho cây chè là "Thea Sinensis", nghĩa là chè Trung Quốc.

Tuy nhiên, năm 1974, K.M. Djemukhatze, viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô, sau thời gian dài làm việc tại Việt Nam đã hoàn tất công trình chuyên khảo công phu về cây chè Việt để công bố tại Hội nghị Thực vật học toàn cầu lần thứ 12 (1974), sau đó được ấn hành thành sách vào năm 1976 với tên Cây chè ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông thiết lập sơ đồ tiến hóa cụ thể của cây chè thế giới như sau: Camellia - Thea Wetnamica (chè Việt Nam) - Thea Fuinamica (chè Vân Nam lá to) - Thea Sinensis (chè Trung Quốc lá nhỏ) - Thea Assamica (chè Assam Ấn Độ).

Theo nhiều nhà nghiên cứu, công trình trên đưa đến kết luận bất ngờ, đảo lộn các giả thuyết khoa học về nguồn gốc cây chè trước đó.

Việt Nam mới là cái nôi đầu tiên của cây chè thế giới và đề xuất tên khoa học mới cho cây chè là Thea Wetnamica, thay cho tên Thea Sinensis đã tồn tại một cách lầm lẫn, sai lệch suốt hơn hai thế kỷ (1753-1974).

Còn học giả Nhật Bản Watable Tadayao nhận định: "Vùng chè hoang dã gần đồng nhất với cái nôi của cây lúa nước". Tác giả Nguyễn Thị Bảy trong cuốn Ẩm thực dân gian Hà Nội viết: "Ở đâu có lúa nước ở đó có chè!".

Theo diễn giải của ông Dũng có thể thấy chè - trà phải bắt nguồn, phát triển và là sản phẩm song hành của nền văn minh lúa nước, nền văn minh nông nghiệp sớm nhất của nhân loại, mà Việt Nam là một đại diện.

Văn hóa thưởng trà

Bìa sách Văn minh Trà Việt

Trong buổi trò chuyện với độc giả, tác giả Trịnh Quang Dũng cho rằng Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có hai dòng trà.

Đó là trà cung đình và trà dân gian. Khác với nghệ thuật thưởng trà cực kỳ hoa mỹ, bay bướm, kiểu cách, thiên biến vạn hóa ở Trung Hoa hay văn hóa Trà đạo lên tầm tín ngưỡng ở Nhật Bản, trà cung đình Việt làm nên bản ngã rất riêng: "Vừa sang trọng kiêu sa lại vừa mộc mạc, dung dị".

Danh sĩ Nguyễn Công Trứ là người xóa bỏ ranh giới giữa trà cung đình và trà dân gian, tạo ra sự hòa hợp trong nghệ thuật ẩm trà Việt vừa cao sang song không mất đi bản sắc mộc mạc, đời thường.

Trong Hàn nho phong vị phú, ông Dũng chỉ rõ sự hiện diện thú uống trà vối, trà bàng bình dân của Nguyễn Công Trứ được sánh với trầu cau cao sang vốn là đầu câu chuyện của người Việt từ ngàn xưa: "Ấm trà góp lá bàng lá vối pha mùi chát chát chua chua/ Miếng trầu têm vỏ mận, vỏ dà buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ".

Ông Dũng cho biết: "Nếu thuộc tính của dòng trà dân gian Việt là giải khát, kết nối cộng đồng thì thuộc tính nổi bật của trà cung đình Việt lại là thưởng ngoạn!

Thưởng ngoạn trà giúp tu dưỡng tâm hồn trong sáng, bay bổng, xóa bỏ mọi ưu phiền, rũ bỏ những thói hư tật xấu, ham muốn tầm thường trong đời sống thường nhật".

Còn văn hóa trà dân gian Việt thì lại hình thành trên nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu giải khát cấp thiết hằng ngày và có tính kết nối cộng đồng cao. Không quá câu nệ về trà cụ, trong dân gian, người ta uống trà bằng chén bát dân dã để cảm nhận hết hương vị và cái "thần" của nước trà tươi.

Theo ông Dũng, văn hóa trà dân gian Việt Nam cũng tôn vinh trà lên vị trí trân quý trong đời sống hôn nhân của người Việt. Trong sính lễ, trà là vật phẩm tối quan trọng, không thể không có như một quy tắc bất thành văn.

Bài Trà ca của người Cao Lan có nguồn gốc từ vùng trà Lĩnh Nam - Văn Lang xưa có câu: "Tháng Mười một cho người đem trà đến hỏi nàng/ Tháng Mười hai năm hết, cưới nàng về thành đôi".

Trong cuốn Hành trình tìm về cội nguồn của Hà Văn Thùy có đề cập chính Khổng Tử từng dạy học trò: "Người Bách Việt miền Nam có lối sống, tiếng nói, phong tục, tập quán ăn uống riêng... Họ uống nước bằng thứ lá cây lấy từ trong rừng gọi là trà".

Tác giả Trịnh Quang Dũng cho rằng chính Khổng Tử đã gửi thông điệp rằng cho đến thời đại ông (551-479 TrCN), người Hoa Hạ chưa biết uống trà!

Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ về hưu làm việc tại trạm y tế: Chỉ mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu

Bác sĩ về hưu làm việc tại trạm y tế: Chỉ mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu

14:40 25/09/2023

Thay vì dành thời gian nghỉ ngơi ở tuổi nghỉ hưu, nhiều y bác sĩ vẫn tiếp tục cống hiến cho người dân khi tham gia thăm khám bệnh tại trạm y tế địa phương.

Ôtô chở 48 khách du lịch lao xuống vực

Ôtô chở 48 khách du lịch lao xuống vực

17:50 01/07/2024

Xe giường nằm chở 48 hành khách bất ngờ lao xuống vực sâu hơn 30 m, đoạn qua đèo Cùi Chỏ nằm trên quốc lộ 28 khiến 22 người bị thương, chiều 1/7.

Nhiều bệnh nhân ung thư Hàn Quốc bị hoãn mổ

Nhiều bệnh nhân ung thư Hàn Quốc bị hoãn mổ

06:50 03/04/2024

Một nửa số ca phẫu thuật điều trị ung thư tại Hàn Quốc bị lùi lịch trong bối cảnh bác sĩ đình công và các giáo sư y khoa giảm giờ làm.

2 người cùng gia đình bị ngộ độc củ ấu tẩu

2 người cùng gia đình bị ngộ độc củ ấu tẩu

04:00 09/02/2024

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) vừa tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân trong cùng 1 gia đình vào viện trong bệnh cảnh tụt huyết áp,...

Chiếc ví mất 1 năm rưỡi ở TP.HCM bất ngờ được tìm thấy tại Nha Trang

Chiếc ví mất 1 năm rưỡi ở TP.HCM bất ngờ được tìm thấy tại Nha Trang

13:40 20/12/2023

Một vị phi công quân đội về hưu bị mất chiếc ví bên trong có giấy tờ và hơn 10 triệu đồng tại TP.HCM gần 1 năm rưỡi trước, nay ông bất ngờ khi các đoàn viên nhặt chiếc ví tại Nha Trang và gởi lại ông.

Lễ hội Lam Kinh năm 2023: Khởi nghĩa Lam Sơn - Dấu son rực rỡ

Lễ hội Lam Kinh năm 2023: Khởi nghĩa Lam Sơn - Dấu son rực rỡ

15:50 06/10/2023

Lễ hội Lam Kinh nhằm tưởng nhớ, tri ân Anh hùng Dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, tướng sỹ, nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước, giữ nước, khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa xứ Thanh.

Thịt heo sạch từ mô hình chăn nuôi feed - farm - food

Thịt heo sạch từ mô hình chăn nuôi feed - farm - food

09:20 17/06/2024

Heo của BaF Việt Nam ăn cám chay do công ty sản xuất, được nuôi trong trang trại đảm bảo an toàn sinh học, dịch bệnh, quy trình giết mổ đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Cô gái Thái thành bà chủ homestay, 'chắp cánh' nghề thổ cẩm quê hương

Cô gái Thái thành bà chủ homestay, 'chắp cánh' nghề thổ cẩm quê hương

08:10 09/02/2024

Hà Thị Hường (sinh năm 1988, bản Nà Chiềng, xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) là con gái gia đình khó khăn, sau 7 năm làm hướng dẫn viên du lịch cô đã tích lũy kinh nghiệm và khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch, trở thành bà chủ khu nghỉ dưỡng ngay trên quê mình. Nhờ khu homestay, Hường tập trung phục dựng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của quê hương.

Tuổi trẻ Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiến hơn 600 đơn vị máu cứu người

Tuổi trẻ Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiến hơn 600 đơn vị máu cứu người

20:20 17/03/2024

Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động, ngày 17/3, hơn 700 cán bộ, đoàn viên thanh niên Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã sôi nổi đăng ký tham gia hiến máu, tại Ngày hội Xuân hồng 2024.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới