Một thành viên Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) khẳng định Ukraine vẫn có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ khả năng này.
Hãng thông tấn Nga RIA đưa tin hôm 18-10, nghị sĩ Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) tại vùng Crimea, thiếu tướng Leonid Ivlev khẳng định Ukraine vẫn có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, theo ông Ivlev, Kiev chỉ có thể sản xuất vũ khí hạt nhân khi các nước đồng minh phương Tây chấp thuận.
Trước đó, tờ báo Bild của Đức dẫn lời một quan chức cấp cao trong lĩnh vực mua sắm vũ khí của Ukraine hôm 17-10 cho biết Kiev có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng vài tuần.
“Chúng tôi có đủ vật liệu, đủ kiến thức để sản xuất vũ khí hạt nhân. Nếu được đặt hàng, chúng tôi sẽ chỉ mất vài tuần để chế tạo ra quả bom hạt nhân đầu tiên”, vị quan chức giấu tên này trả lời tờ Bild.
Vị quan chức Ukraine cũng nói rằng kịch bản Kiev sản xuất vũ khí hạt nhân có thể xảy ra nếu Ukraine không được chấp thuận gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi cuộc xung đột tại Ukraine kết thúc.
Trong khi đó, truyền thông Ukraine cho rằng tờ báo Đức vẽ ra kịch bản Kiev sản xuất vũ khí hạt nhân có thể xuất phát từ việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng nói với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 9 rằng Ukraine cần phải trở thành một phần của NATO, nếu không nước này sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình.
Ngay sau đó, Tổng thống Zelensky cho biết nước này không có ý định sản xuất vũ khí hạt nhân.
“Chúng tôi không chế tạo vũ khí hạt nhân. Chúng tôi chưa bao giờ nói rằng mình đang chuẩn bị tạo ra vũ khí hạt nhân hay bất cứ thứ gì tương tự như vậy. Không có sự đảm bảo an ninh nào mạnh mẽ hơn tư cách thành viên NATO đối với chúng tôi hiện nay”, tổng thống Ukraine nói trong một cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Mark Rutte Brussels (Bỉ) hôm 17-10.
Theo Hãng thông tấn Ukraine Ukrinform, ông Zelensky cho biết những bình luận trên nhằm mô tả việc Bản ghi nhớ Budapest đã không tạo ra chiếc ô bảo vệ Ukraine như những gì ký kết. Bản ghi nhớ Budapest được ký kết năm 1994 quy định Ukraine sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân và đổi lại nước này sẽ được Anh, Mỹ và Nga bảo vệ.
Tổng thống Zelensky lưu ý Ukraine không còn lựa chọn nào khác để đảm bảo an ninh hiệu quả ngoài việc gia nhập NATO trước sự thất bại của Bản ghi nhớ Budapest.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh các quốc gia cần xây dựng chiến lược toàn diện, lâu dài, với những giải pháp mang tính nền tảng...
Quan chức Hamas tuyên bố không chấp nhận 'các điều kiện ngừng bắn mới từ Israel' được đưa ra ở vòng đàm phán tại Qatar.
Trung Quốc giúp khoan giếng dầu ở Cuba; Ukraine tố tên lửa Nga đã bắn trúng vào hai tòa nhà dân cư làm nhiều người thương vong.
Đức nêu điều kiện chuyển giao tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine, Các lực lượng Ukraine thừa nhận phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, Nga theo dõi hoạt động quân sự của NATO ở châu Âu... là thông tin mới nhất liên quan xung đột Nga-Ukraine.
Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc vừa qua của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh dấu và mở đường để quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước hướng tới những thành tựu mới trong tương lai.
Trong hai ngày 3-4/2, tại trung tâm văn hoá Amadasaki Central Park, vùng Kansai Nhật Bản, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka phối hợp với các Hội đoàn người Việt Nam tại Kansai, Hội thương mại Nhật-Việt tổ chức Chương trình Xuân Quê hương 2024 với chủ đề “Sum vầy Kansai - Hướng về nguồn cội”.
Nga phá hủy cơ sở tình báo tuyệt mật của Ukraine tại Odessa; Moscow nói tới ý đồ thủ tiêu Tổng thống Zelensky; Ngoại trưởng Anh đề cập việc điều quân và huấn luyện tại Ukraine; Ba Lan nêu thêm quan điểm về việc binh sĩ NATO hiện diện ở Ukraine... là những tin tức cập nhật về tình hình Ukraine.
Giới chức Hàn Quốc và Mỹ cảnh báo rằng chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Triều Tiên có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ quân sự giữa hai nước.
Luật sư của Anders Breivik, kẻ thảm sát 77 người tại Na Uy hồi năm 2011, nói rằng thân chủ bị trầm cảm do tình trạng biệt giam trong tù.