Điện Kremlin thông báo Tổng thống Putin sẽ ký với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện trong chuyến thăm Bình Nhưỡng.
Vài giờ trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lên đường sang thăm Bình Nhưỡng, Điện Kremlin ngày 18/6 công bố sắc lệnh của ông Putin chấp thuận "đề xuất từ Bộ Ngoại giao Nga về ký kết Hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên".
Sắc lệnh không tiết lộ nội dung hiệp định cũng như văn kiện này đã được đệ trình từ khi nào. Thông báo của Điện Kremlin nhấn mạnh Tổng thống Putin đã phê duyệt dự thảo, đồng thời khẳng định hoạt động ký kết "sẽ diễn ra ở cấp độ cao nhất".
Bộ Ngoại giao Nga được phép điều chỉnh dự thảo trước lễ ký kết, "với điều kiện không thay đổi những nội dung căn bản của hiệp định".
Tổng thống Nga Putin bắt đầu chuyến công du hai ngày tại Triều Tiên từ đêm 18/6. Ông sẽ họp với lãnh đạo Kim Jong-un, cùng thảo luận về nhiều vấn đề trong quan hệ hai nước như an ninh, kinh tế và các vấn đề quốc tế.
Nga và Triều Tiên có chung đường biên giới đất liền và có mối quan hệ lịch sử từ thời Liên Xô. Ông Putin từng thăm Triều Tiên một lần cách đây 24 năm, ngay sau khi trở thành tổng thống, để gặp ông Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un.
Yuri Ushakov, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, hôm 17/6 cho biết Moskva và Bình Nhưỡng có thể ký thỏa thuận hợp tác "hoạch định triển vọng hợp tác sâu sắc hơn", trong đó có các vấn đề an ninh. Thỏa thuận này sẽ không nhằm mục đích chống lại bất cứ quốc gia nào, thay vào đó sẽ hướng đến "đảm bảo ổn định ở Bắc Á - Đông Á".
Trong bài viết đăng trên báo Rodong Sinmun của Triều Tiên, Tổng thống Putin khẳng định Moskva muốn phát triển quan hệ với Bình Nhưỡng "dù cho bất kỳ nước nào phản đối". Lãnh đạo Nga cũng khẳng định ưu tiên phát triển quan hệ với Triều Tiên đã được đặt ra từ khi ông đến thăm Bình Nhưỡng vào năm 2000.
"Nga và Triều Tiên sẽ phát triển các cơ chế thương mại và hợp tác cùng có lợi thay thế hệ thống do phương Tây kiểm soát, cùng chống lại những lệnh trừng phạt đơn phương trái phép, cùng xây dựng kiến trúc an ninh bình đẳng và vững chắc tại Á - Âu", ông Putin nhấn mạnh.
Thanh Danh (Theo RT, TASS)
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông, Thủ tướng Ấn Độ thăm Brunei, Thủ tướng New Zealand thăm Hàn Quốc, thay đổi trong đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Đoàn nghị sĩ Ukraine đến Mỹ tuần qua để vận động Washington cho phép sử dụng vũ khí viện trợ như pháo HIMARS tập kích vào lãnh thổ Nga.
Ông Volker Turk bình luận: “Không có gì biện minh cho một cuộc tấn công như vậy. Thủ phạm phải chịu trách nhiệm theo luật nhân quyền. Chúng tôi xin chia sẻ với nạn nhân của vụ bạo lực kinh hoàng này.”
Học thuyết hạt nhân mới thay đổi một số điều kiện cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, tuy nhiên rất khó để dự đoán tính toán thật sự của Điện Kremlin là gì.
Trung ương Đoàn quyết định trao tặng Đại sứ Đặng Minh Khôi và Phó Chủ tịch thường trực Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga Trần Phú Thuận kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”.
Nội bộ NATO tranh cãi gay gắt về việc cho phép Ukraine dùng vũ khí phương Tây để tập kích lãnh thổ Nga, với quan điểm ủng hộ Kiev đang trỗi dậy.
Ngày 24-10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm đã tiếp Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Ngày 25/2, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thái Lan Jirayu Huangsap cho biết, gần 10.000 sĩ quan quân đội sẽ tham gia cuộc tập trận Hổ mang vàng (Cobra Gold) lần thứ 43 diễn ra từ ngày 26/2-8/3.
Quan chức Nhà Trắng nói Israel cần mở lại cửa khẩu Rafah ở Dải Gaza, gọi việc phong tỏa cơ sở là điều không thể chấp nhận được.