Bộ Ngoại giao Nga cho biết đã triệu Đại sứ Pháp tại Moskva sau những bình luận "không thể chấp nhận được" của Ngoại trưởng Pháp Sejourne.
Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đầu tuần này nói truyền thống hợp tác với Nga chống khủng bố hiện đi vào bế tắc và Paris "không còn hứng thú tổ chức những cuộc thảo luận với quan chức Nga vì những tuyên bố, tóm lược họ đưa ra đều dối trá".
Bộ Ngoại giao Nga ngày 12/4 cho hay đã triệu Đại sứ Pháp tại Moskva Pierre Levy để "thông báo về tính chất không thể chấp nhận được" trong những tuyên bố của Ngoại trưởng Sejourne. Theo Bộ Ngoại giao Nga, phát biểu của ông Sejourne "không liên quan đến thực tế" và là "hành động có tính toán" nhằm phá hoại khả năng đối thoại giữa hai nước.
Một nguồn tin ngoại giao Pháp sau đó nói rằng "như thường lệ, Bộ Ngoại giao Nga không thể chấp nhận việc chúng tôi đính chính những lời dối trá của họ".
"Ngoại trưởng Sejourne chỉ nhắc đến sự thật về những trao đổi đã diễn ra và nỗ lực của giới chức Nga nhằm thao túng thông tin sau cuộc điện đàm của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước", nguồn tin cho hay.
Nguồn cơn căng thẳng là những thông tin mâu thuẫn về nội dung cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu và người đồng cấp Nga Sergey Shoigu hôm 3/4.
Theo nội dung do Pháp công bố, ông Lecornu khẳng định Paris sẵn sàng tăng cường trao đổi để chống chủ nghĩa khủng bố. Ông cũng kêu gọi Nga ngừng "thao túng" thông tin về vụ khủng bố nhà hát Crocus khiến 144 người chết hồi tháng 3, thêm rằng Pháp "không có thông tin nào cho thấy vụ tấn công liên quan đến Ukraine".
Trong khi đó, theo nội dung do Bộ Quốc phòng Nga đăng tải, quan chức Nga đã ám chỉ Paris liên quan vụ khủng bố nhà hát Crocus. "Chính quyền Ukraine không làm gì mà không được những bên hỗ trợ ở phương Tây đồng ý. Chúng tôi hy vọng rằng, trong trường hợp này, cơ quan mật vụ Pháp không đứng sau vụ tấn công", Bộ Quốc phòng Nga dẫn lời ông Shoigu nói trong điện đàm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau đó chỉ trích quan điểm của phía Nga là "kỳ quái và đe dọa".
Nga còn nói rằng Moskva và Paris đã thể hiện "sẵn sàng đối thoại về tình hình Ukraine", trong đó điều khoản sơ bộ có thể dựa trên sáng kiến hòa bình được Moskva và Kiev thảo luận tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2022. Pháp lập tức bác thông tin này.
Sự việc là tranh cãi mới nhất giữa Nga và Pháp, trong bối cảnh mối quan hệ song phương xấu đi từ khi chiến sự Ukraine bùng phát năm 2022.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Lecornu hôm 12/4 cho biết hợp tác chống khủng bố giữa hai nước "không bị đình chỉ" nhưng "không hoạt động theo cách thức hợp tác vốn có". Theo ông, Pháp sẽ tiếp tục đàm phán với Nga "khi việc đó hữu ích. "Đó chính là cách để bảo vệ lợi ích của Pháp", ông nhấn mạnh.
Huyền Lê (Theo AFP)
Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc đến Nga và Belarus tiếp tục khẳng định mối liên kết và hợp tác giữa Bắc Kinh, Moscow và Minsk ngày càng thêm chặt chẽ.
Tổng thống Czech cho biết 800.000 quả đạn pháo mua từ các quốc gia ngoài châu Âu có thể tới Ukraine trong vài tuần tới.
Vừa qua, cùng với những người kế nhiệm, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương thập niên qua.
Ngày 11-11, một máy bay của hãng Spirit Airlines đã bị tấn công bằng súng khi đang hạ cánh xuống thủ đô Port-au-Prince (Haiti) khiến các hoạt động bay phải tạm dừng.
Ông Medvedev cho biết Nga 'không nói đùa' về khả năng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine, đồng thời cảnh báo về xung đột với phương Tây.
Ngày 20/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập cuộc họp hội đồng quốc phòng và an ninh để thảo luận tình hình bạo loạn ở New Caledonia, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/9.
Canada thông báo sẽ tạm dừng toàn bộ các lô vũ khí chuyển tới Israel, động thái khiến giới lãnh đạo ở Tel Aviv nổi giận.
Ngày 4/10, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov thông báo, Moscow đang hoàn tất việc xóa Taliban khỏi danh sách các tổ chức khủng bố của nước này.