Ngày 20/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập cuộc họp hội đồng quốc phòng và an ninh để thảo luận tình hình bạo loạn ở New Caledonia, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương.
Bạo loạn ở New Caledonia: Tổng thống Pháp chủ trì họp khẩn lần thứ 3 trong chưa đầy một tuần |
Người biểu tình đốt cháy xe cộ, trường học, các cơ sở kinh doanh và các tòa nhà công cộng trong cuộc bạo loạn ở New Caledonia. (Nguồn: AFP) |
Đây là cuộc họp thứ 3 của hội đồng này trong vòng chưa đầy một tuần để thảo luận về tình hình New Caledonia. Hai cuộc thảo luận trước đó đã dẫn đến quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp và triển khai lực lượng tiếp viện nhằm lập lại trật tự tại vùng lãnh thổ này.
Tin liên quan |
Bỏ phiếu lần 2, New Caledonia giữ nguyên quyết định không tách khỏi Pháp Bỏ phiếu lần 2, New Caledonia giữ nguyên quyết định không tách khỏi Pháp |
Ngày 17/5, Thủ tướng Pháp Gabriel Attal gặp lãnh đạo các đảng trong Quốc hội để thảo luận về tình hình tại New Caledonia, đặc biệt là khả năng gia hạn tình trạng khẩn cấp sau khi hết thời hạn 12 ngày áp đặt tình trạng này. Việc gia hạn cần được cả Hạ viện và Thượng viện Pháp thông qua.
New Caledonia đang chứng kiến tình trạng biểu tình bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Người biểu tình đốt cháy xe cộ, trường học, các cơ sở kinh doanh và các tòa nhà công cộng, đồng thời chiếm quyền kiểm soát con đường chính dẫn đến sân bay quốc tế La Tontouta khiến nó phải đóng cửa.
Theo giới chức trách, khoảng 230 người đã bị bắt giữ, trong khi 3.200 người đang bị mắc kẹt ở New Caledonia hoặc không thể trở về. Pháp đã điều động thêm 1.000 thành viên lực lượng an ninh đến để lập lại trật tự.
Biểu tình và bạo lực bùng phát tại New Caledonia liên quan kế hoạch của Paris áp dụng quy định mới về bầu cử tại vùng lãnh thổ này, theo đó cho phép cư dân Pháp đã cư trú 10 năm tại New Caledonia có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cấp tỉnh tại đây.
Một số lãnh đạo địa phương cho rằng, điều này có thể ảnh hưởng đến phiếu bầu của người Kanak bản địa - chiếm khoảng 41% dân số tại vùng lãnh thổ này.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko sẽ có chuyến thăm làm việc Trung Quốc từ ngày 3 - 4/12 tới.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 3-10/6.
Hải quân Hàn Quốc cho biết, nước này, Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung ở vùng biển quốc tế phía Nam đảo Jeju trong ngày 11-12/4, nhằm nâng cao khả năng phối hợp tác chiến.
Ngày 11/12, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo đại diện của 8 quốc gia thành viên NATO sẽ tới thăm Seoul vào cuối tuần này để tham dự đối thoại an ninh.
ASEAN ra tuyên bố về chống buôn người do lạm dụng công nghệ, cam kết tăng cường các nỗ lực xác định nạn nhân bị buôn bán hoặc đối mặt nguy cơ này.
Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela phối hợp tổ chức buổi tọa đàm về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cách mạng Việt Nam.
Chính phủ Nga và Mỹ có kênh hành lang để thương lượng trao đổi tù nhân, với cả thành công cũng như bế tắc.
Tàu chở đạn của VSU bị trúng tên lửa, nghị sĩ Crimea do Moscow bổ nhiệm muốn phương Tây trả giá là một số tin tức đáng chú ý về xung đột Nga-Ukraine.
Tổng thống Ukraine nói ông đang thuyết phục phương Tây tham gia bắn hạ tên lửa và drone của Nga, tương tự như khi các nước giúp Israel bắn hạ tên lửa Iran.