Moskva nói đã hạ 9 UAV Ukraine phóng vào trạm máy nén của một trong hai đường ống khí đốt cuối cùng từ Nga tới châu Âu còn hoạt động,
"Nhằm ngăn nguồn cung khí đốt tới các nước châu Âu, Ukraine ngày 11/1 tiến hành cuộc tấn công bằng 9 máy bay không người lái (UAV) nhằm vào hạ tầng trạm máy nén Russkaya ở thị trấn Gai-Kodzor tại vùng Krasnodar, vốn cung cấp khí đốt thông qua đường ống TurkStream", Bộ Quốc phòng Nga hôm nay thông báo.
Cơ quan này cho biết cả 9 UAV đều bị phòng không Nga bắn hạ, mảnh vỡ làm một trạm đo khí đốt ở cơ sở bị hư hại nhẹ, song lực lượng ứng phó khẩn cấp đã nhanh chóng khắc phục. Sự việc không gây ra thương vong cho nhân viên hay làm gián đoạn hoạt động tại trạm máy nén, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Ukraine chưa bình luận về thông tin.
Đường ống Turk Stream bắt đầu từ trạm máy nén Russkaya ở ngoại ô thành phố Anapa, đi qua Biển Đen thị trấn Kiyikoy của Thổ Nhĩ Kỳ trước khi sang châu Âu. Trạm máy nén có chức năng ổn định áp suất và lưu lượng khí đốt trong đường ống.
Đường ống này bắt đầu hoạt động từ tháng 1/2020 với công suất 31,5 tỷ mét khối mỗi năm. Đoạn ngầm của đường ống ở dưới Biển Đen có chiều dài 930 km. Một trong hai nhánh được sử dụng để phục vụ khách hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhánh còn lại dẫn đến các quốc gia khác như Hungary, Serbia, Bulgaria, Slovakia, Hy Lạp. Nga nhiều lần cáo buộc Ukraine tìm cách phá hoại đường ống này trong những năm qua.
TurkStream và Blue Stream là các đường ống cung cấp khí đốt cuối cùng của Nga sang châu Âu còn hoạt động, sau khi Ukraine từ chối gia hạn hợp đồng trung chuyển kéo dài 5 năm, trong đó cho phép Nga tiếp tục bơm khí đốt sang châu Âu qua đường ống trên lãnh thổ nước này.
Slovakia, một trong các quốc gia bị ảnh hưởng bởi quyết định của Ukraine, cáo buộc Kiev gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng. Thủ tướng Slovakia Robert Fico mô tả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là người "lang thang khắp châu Âu để cầu xin và tống tiền" các quốc gia phương Tây với hy vọng sẽ nhận được thêm viện trợ quân sự chống lại Nga.
Phạm Giang (Theo Reuters, RT)
Hàng trăm triệu người Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro ngập lụt, khi gần một nửa số thành phố lớn nước này sụt lún ở nhiều mức độ.
Tổ chức nhân quyền và cựu Tổng chưởng lý Indonesia Marzuki Darusman chính thức yêu cầu Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Indonesia điều tra cáo buộc 3 công ty nhà nước gồm PT Pindad, PT PAL và PT Dirgantara Indonesia tiếp tục bán vũ khí cho chính quyền quân sự Myanmar sau cuộc đảo chính năm 2021.
Ukraine đạt ‘bước tiến đáng kể’ ở Bakhmut, Đức mong Mỹ có ‘quyết định chin chắn’, Israel họp khẩn về dải Gaza… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Việc tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng TICAD là thông điệp mạnh mẽ về cam kết đồng hành với châu Phi - khu vực đang thu hút sự chú ý của nhiều cường quốc hiện nay.
Cựu Tổng thống Peru Pedro Castillo bị cáo buộc các tội danh như lạm dụng quyền lực, tội phạm có tổ chức và thông đồng với nhiều hành vi phạm tội khác trong thời gian cầm quyền.
Hãng thông tấn ANP dẫn lời người phát ngôn của Bộ Giao thông vận tải Niger cho biết không phận của Niger đã mở trở lại đối với tất cả các chuyến bay thương mại nội địa và quốc tế.
Quỹ Nobel lại gửi thư mời Đại sứ Nga và Belarus tham dự lễ trao giải vào tháng 12 năm nay. Thụy Điển nâng mức cảnh báo nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố.
Nắng nóng, chen chúc, thiếu phương tiện di chuyển, khiến ít nhất 1.000 người hành hương tới Mecca tử vong.
Tổng thống Putin tặng ông Kim Jong-un chiếc ôtô Aurus do Nga sản xuất, sau khi tặng một chiếc tương tự hồi tháng 2.