Giám đốc cơ quan tình báo quân sự Phần Lan Pekka Turunen cho biết, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần cảnh giác với kế hoạch cải tổ quân đội của Nga nhằm tăng số binh sĩ lên 30%.
Nga tính cải tổ lớn, mảnh ghép mới của NATO gióng chuông cảnh báo |
Phần Lan cho rằng, Nga có thể tăng 30% quân số, nâng tổng sức mạnh quân đội lên 1,5 triệu quân. (Nguồn: TASS) |
Theo báo Helsinki Times của Phần Lan, trong một đánh giá thường niên được công bố cùng ngày, Cơ quan tình báo quân sự nước này do ông Turunen đứng đầu lưu ý, Nga đã lên kế hoạch cải tổ quân đội vào cuối năm 2026.
Tin liên quan |
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương |
Ông Turunen cho biết, Nga đang đặt mục tiêu tăng 30% quân số, nâng tổng sức mạnh quân đội lên 1,5 triệu quân.
Số quân Nga đồn trú ở khu vực lân cận Phần Lan có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba so với thời kì trước xung đột Ukraine. Theo đó, một quân đoàn mới sẽ được triển khai ở khu vực Karelia giáo Phần Lan, trong khi các đơn vị hiện có sẽ được mở rộng tới Bán đảo Kola và quanh St. Petersburg.
Theo Giám đốc tình báo quân sự Phần Lan, kế hoạch trên của Nga sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tình hình ở Ukraine liên quan khả năng cuộc xung đột này kết thúc hay có thể ở tình trạng theo kiểu đóng băng.
Theo ông Turunen, đây là một mối đe dọa đối với NATO, đặc biệt là nếu kế hoạch này được thực hiện. Cho rằng, Nga có thể đạt được mục tiêu của mình trên thực tế vào năm 2030, ông kêu gọi mọi người cần phải cảnh giác với kế hoạch đó.
Hồi tháng 12/2024, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này phải sẵn sàng chiến đấu với NATO ở châu Âu trong thập kỷ tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho rằng, các nhà lãnh đạo phương Tây "chỉ đơn giản là đang khiến người dân của họ sợ hãi là Moscow sẽ tấn công ai đó ở châu Âu bằng cách sử dụng câu chuyện hoang đường về mối đe dọa Nga".
Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài nhất với Nga trong Liên minh châu Âu (EU), gia nhập liên minh quân sự phương Tây NATO vào năm 2023 và sau đó là Thụy Điển gia nhập vào tháng 3/202. Cả hai đều nhằm phản ứng lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Tổng thống Tunisia Kais Saied ngày 5/8 đã chính thức nộp đơn tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống, dự kiến tổ chức ngày 6/10.
Vua Abdullah II của Jordan cho biết không quân nước này đã thả những vật tư y tế quan trọng cho bệnh viện dã chiến ở Dải Gaza.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin lại ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi và công bố vào lúc này.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở Nhật Bản cho biết một người Việt bị sát hại ở thành phố Higashiomi và cảnh sát đã bắt được nghi phạm.
Ngày 29/8, Bộ Hàng không Dân dụng Ai Cập thông báo bắt đầu từ đầu tháng tới, Hãng Hàng không Quốc gia EgyptAir sẽ thực hiện chuyến bay trực tiếp đầu tiên từ thủ đô Cairo đến Port Sudan.
Tàu hộ vệ Hessen nhầm UAV Mỹ là mục tiêu thù địch, phóng hai tên lửa SM-2 để bắn hạ nhưng đều trượt, cho thấy nhiều vấn đề với chiến hạm Đức.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết quân đội Ukraine mất hơn 215.000 binh sĩ, 28.000 khí tài hạng nặng trong năm thứ hai của cuộc xung đột.
Israel mở rộng lệnh sơ tán ở Lebanon trong bối cảnh xung đột giữa Tel Aviv và nhóm Hezbollah leo thang.
Theo hãng thông tấn TASS, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko ngày 23/7 tại Cung điện Konstantinovsky ở thành phố Saint Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiến dịch phản công đang diễn ra của Ukraine đã 'thất bại'.