Điện Kremlin xác nhận vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Mỹ về việc sắp xếp cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump, dù đã bắn đi tín hiệu sẵn sàng gặp mặt.
"Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ tín hiệu nào từ phía người Mỹ", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời khi được hỏi về thượng đỉnh Nga - Mỹ trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 27-1.
Cũng theo ông Peskov, sự sẵn sàng của Nga cho một cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump "vẫn còn".
"Và theo như chúng tôi nghe được, phía Mỹ đã có sự sẵn sàng tương tự Nga, nhưng rõ ràng là cần một khoảng thời gian để sắp xếp các thứ", đại diện Điện Kremlin nói thêm.
Hồi đầu tuần trước, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố ông sẽ áp thêm thuế quan và các biện pháp trừng phạt khác nhắm vào Nga nếu nước này không đạt được thỏa thuận kết thúc xung đột với Ukraine.
Tiếp đó, vào ngày 23-1 khi phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ), nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố ông thực sự mong muốn có thể sớm gặp Tổng thống Nga Putin để kết thúc cuộc xung đột ở Ukraine.
Đáp lại không lâu sau đó, Tổng thống Nga Putin cho rằng ông và Trump nên gặp nhau để thảo luận về cuộc chiến tranh Ukraine và giá năng lượng - những vấn đề nhà lãnh đạo Mỹ đã thể hiện sự quan tâm trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ.
Ông cũng ca ngợi ông Trump là một người đàn ông "thông minh" và "thực dụng", nói rằng cuộc xung đột ở Ukraine có thể đã không bắt đầu vào năm 2022 nếu ông Trump là tổng thống.
Xung đột Nga - Ukraine đã đẩy mối quan hệ giữa hai cường quốc hạt nhân xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh lạnh.
Trước các tín hiệu từ cả Nga và Mỹ, Ukraine đã lo lắng nước này có thể bị những nước lớn gạt qua một bên.
Theo Hãng tin Reuters, giới chức Kiev, bao gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảnh báo rằng Ukraine không nên bị loại khỏi bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào giữa Nga và Mỹ, đồng thời cáo buộc ông Putin muốn "thao túng" ông Trump.
4 hành khách bị bắn chết trong lúc ngủ say trên chuyến tàu ở bang Illinois, nghi phạm đã bị bắt nhưng chưa rõ động cơ nổ súng.
Xe tăng Ukraine tại tỉnh Kursk của Nga, ông Putin nêu lý do Kiev từ chối xem xét kế hoạch giải quyết xung đột do Moscow đề xuất, bà Kamala Harris theo dõi người đồng hành tranh cử Tim Walz phát biểu, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Sau chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử ngày 4-7, Công đảng của Thủ tướng Keir Starmer đã tuyên bố sẽ 'thiết lập lại' chính sách đối ngoại.
Viện Nghiên cứu xhiến lược quốc tế (IISS) ngày 22/1 công bố báo cáo đánh giá rằng, xung đột Ukraine làm giảm bớt sự tự tin của Nga vào lực lượng thông thường, đồng thời nâng tầm quan trọng của vũ khí hạt nhân phi chiến lược (NSNW) với Moscow.
Các cuộc đàm phán kỹ thuật giữa Moscow và Kiev về thỏa thuận ngũ cốc có thể sẽ sớm diễn ra tại Istanbul, khi mà Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) đang nỗ lực phát triển các đề xuất để nối lại thỏa thuận này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi Yahya Sinwar, tân thủ lĩnh Hamas, chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn với Israel tại Dải Gaza.
Chiến dịch tranh cử của Trump thu về 34,8 triệu USD, mức kỷ lục trong một ngày, sau khi ông bị tuyên có tội vụ chi tiền bịt miệng.
Italy muốn rút hệ thống phòng không tầm trung SAMP/T khỏi Slovakia, quốc gia đồng minh ở cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).
Chỉ còn vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden trao lại Nhà Trắng và quyền lực cho người kế nhiệm Donald Trump, ông đã ký các sắc lệnh có thể xem là cuối cùng trong nhiệm kỳ, đồng thời phát biểu chia tay từ Phòng Bầu dục.