Thứ trưởng Ngoại giao Nga chỉ trích việc Ba Lan sẵn sàng bố trí vũ khí hạt nhân NATO trên lãnh thổ, cảnh báo chúng sẽ trở thành mục tiêu quân sự.
"Việc mở rộng hiện diện hạt nhân của NATO, dù trên lãnh thổ nước nào, đều là động thái gây bất ổn và đe dọa", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết hôm nay.
Phát biểu được ông Ryabkov đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói Warsaw sẵn sàng để NATO triển khai vũ khí hạt nhân tại quốc gia này. Thứ trưởng Nga nói rằng Moskva đang theo dõi mọi động thái của Warsaw liên quan đến vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân của NATO ở Ba Lan.
"Những cái đầu nóng ở Ba Lan đề cập khả năng triển khai thường trực vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Các chính trị gia này cần hiểu rằng điều đó sẽ không tăng cường an ninh cho Ba Lan, mà chỉ khiến những cơ sở lưu trữ vũ khí trở thành mục tiêu và sẽ được tính đến trong kế hoạch tác chiến của Nga", ông Ryabkov cho hay.
Giới chức Ba Lan và NATO chưa bình luận về thông tin.
Chia sẻ hạt nhân là một phần trong chính sách răn đe của NATO, cho phép bố trí vũ khí hạt nhân tại các nước thành viên không sở hữu năng lực này. Ngoài ra, chương trình có thể bao gồm những hoạt động như cung cấp máy bay hộ tống hoặc máy bay trinh sát để thực hiện sứ mệnh hạt nhân.
Trong khuôn khổ chương trình, NATO đã triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tới Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 12/2009. Washington có toàn quyền kiểm soát, vận hành các khí tài hạt nhân mà quốc gia này triển khai ở nước ngoài.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 23/4 khẳng định NATO không có kế hoạch mở rộng chương trình chia sẻ hạt nhân hay triển khai thêm vũ khí hạt nhân tới bất kỳ quốc gia thành viên nào khác.
Đây không phần lần đầu tiên Ba Lan đề xuất ý tưởng này. Tháng 6/2023, Mateusz Morawiecki, khi đó là Thủ tướng Ba Lan, cho biết nước này sẵn sàng gia nhập chương trình chia sẻ hạt nhân của NATO, nhằm đáp trả việc Nga thông báo triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus.
Tổng thống Duda hồi năm 2022 cũng cho biết đang đàm phán với Mỹ về việc để NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan nhằm chống lại mối đe dọa từ Nga. Tuy nhiên, Mỹ đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ đồng ý với đề xuất đó.
Vũ Anh (Theo TASS, Reuters)
Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) ngày 22/4 đã phóng thành công tên lửa PSLV-C55, mang theo 2 vệ tinh của Singapore nặng khoảng 757 kg.
Tòa Mỹ ra phán quyết ông Trump không được hưởng quyền miễn trừ truy tố về cáo buộc hình sự liên quan nỗ lực lật kèo bầu cử năm 2020.
Các bệnh viện ở Lebanon chật kín bệnh nhân, nhiều người mất tay và mắt sau các vụ nổ thiết bị liên lạc, khiến các bác sĩ ám ảnh.
Thủ tướng Ấn Độ cho hay nước này lần đầu phóng thử tên lửa xuyên lục địa tích hợp công nghệ hồi quyển mang nhiều đầu đạn để tấn công mục tiêu.
Ngày 8/10, chính quyền Palestine đã đệ trình lời kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của Liên đoàn Arab ở cấp bộ trưởng ngoại giao.
Trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc, lãnh đạo các bộ, ngành hai bên đã trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng, trong đó có đường sắt.
Cựu tổng thống Trump tuyên bố sẽ nâng cao lực đóng tàu của hải quân Mỹ để có thể cạnh tranh với Trung Quốc nếu ông đắc cử.
Tình hình ở Trung Đông vẫn tiếp tục căng thẳng với cuộc tấn công liên tục của Israel ở Dải Gaza để tìm cách tiêu diệt Hamas, trong khi Hezbollah ăn miếng trả miếng Tel Aviv với hàng chục đợt phóng rocket.
Hãng thông tấn Triều Tiên dẫn lời chuyên gia cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ nhằm 'cầu xin' Bắc Kinh giảm căng thẳng.