Thủ tướng Ấn Độ cho hay nước này lần đầu phóng thử tên lửa xuyên lục địa tích hợp công nghệ hồi quyển mang nhiều đầu đạn để tấn công mục tiêu.
"Tôi tự hào về các nhà khoa học thực hiện Sứ mệnh Divyastra, chuyến bay thử đầu tiên của tên lửa Agni-V tích hợp công nghệ Phương tiện Hồi quyển Tấn công Đa mục tiêu Độc lập (MIRV)", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo trên mạng xã hội X ngày 11/3.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cùng ngày gọi vụ phóng là "thành công đặc biệt", giúp nước này gia nhập "nhóm số ít các quốc gia sở hữu công nghệ MRIV". "Ấn Độ tự hào về họ", ông nói, đề cập đến đội ngũ phát triển tên lửa và thực hiện vụ phóng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Không phổ biến Vũ khí (CACNP), công nghệ MIRV được phát triển từ đầu những năm 1960, cho phép tên lửa có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, qua đó có khả năng tấn công nhiều mục tiêu một cách độc lập, thay vì chỉ một mục tiêu như tên lửa truyền thống.
Mỹ là quốc gia đi đầu về công nghệ này. Washington đã triển khai một mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tích hợp MIRV vào năm 1970 và một mẫu tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) có công nghệ tương tự sau đó một năm.
Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc là các quốc gia đã sở hữu công nghệ MIRV. Pakistan cũng được cho là đã phóng thử tên lửa Ababeel tích hợp công nghệ này vào tháng 1/2017.
Tờ Hindustian Times cho biết MIRV ban đầu không được Ấn Độ phát triển với mục đích đối phó các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, song các quả đạn tích hợp công nghệ này vẫn khó đánh chặn hơn nhiều so với tên lửa truyền thống.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ MIRV mang tới nhiều thách thức phức tạp, bao gồm thu nhỏ đầu đạn, phát triển hệ thống dẫn đường mới và đảm bảo các đầu đạn độc lập hoạt động một cách chính xác. Công nghệ MIRV của Ấn Độ được tích hợp với tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Agni-V của nước này.
Tên lửa Agni-V dài 17,5 m, nặng 50 tấn và mang được đầu đạn 1,5 tấn. Loại vũ khí này được Ấn Độ phóng thử lần đầu năm 2012 và trải qua 7 cuộc thử nghiệm trước khi được biên chế cho lực lượng chiến lược.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ hồi năm 2021 khẳng định biên chế và thử nghiệm tên lửa Agni-V phù hợp với chính sách bảo đảm năng lực răn đe tối thiểu và tuân thủ cam kết "không tấn công trước" của New Delhi.
Phạm Giang (Theo Reuters, AFP, Hindustan Times)
Chính quyền Ukraine cho biết Nga đã phóng tên lửa, UAV và ném bom vào ba thành phố Kharkov, Odessa và Kiev, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Quân đội Israel thông báo đã tiêu diệt ông Hashem Safieddine, người được coi là thủ lĩnh kế nhiệm Hezbollah, trong một cuộc không kích diễn ra vài tuần trước.
Mặc dù quân đội Israel mô tả chiến dịch mặt đất của họ ở Lebanon là cục bộ và hạn chế, nhưng quy mô của chiến dịch đã tăng dần kể từ tuần trước.
Lực lượng dân quân Sudan phóng drone tự sát tập kích vận tải cơ C-130 của quân đội chính phủ gần Khartoum, khiến máy bay bị phá hủy.
Hội nghị Những người đứng đầu ngành Quân y các nước ASEAN lần thứ 11 đã diễn ra tại Brunei Darrusalam từ ngày 24-26/6/2024 với sự tham gia của đại diện các nước ASEAN và Timor-Leste.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 7/12, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã dành cho sinh viên Học viện Ngoại giao một trải nghiệm vô cùng đặc biệt: đến thăm Trung tâm Thông tin Văn hóa Nhật Bản tại Hà Nội và có buổi trao đổi với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về văn hoá và ngoại giao.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/12.
Tổng thống Brazil Lula bị ngã trong phòng tắm tại dinh thự, gây chấn thương đầu và phải hủy chuyến đi tới Nga dự hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Không quân nước này vừa tiếp nhận nhiều mẫu tên lửa mới có khả năng bay lơ lửng trên không trong nhiều giờ để chờ lệnh tấn công từ mặt đất.