Nga đã phóng tàu vũ trụ thám hiểm Mặt trăng đầu tiên sau 47 năm, trong nỗ lực trở thành cường quốc đầu tiên hạ cánh xuống cực nam của Mặt trăng.
Theo Hãng tin Reuters, tên lửa Soyuz 2.1v mang theo tàu thám hiểm Mặt trăng Luna-25 đã được phóng đi từ sân bay vũ trụ Vostochny, cách Matxcơva 5.550 km về phía đông.
Soyuz 2.1v được phóng lúc 2h11 ngày 11-8 theo giờ địa phương, tức 6h11 cùng ngày theo giờ Việt Nam. Cơ quan vũ trụ Nga cho biết tàu đổ bộ sẽ hạ cánh xuống Mặt trăng vào ngày 23-8.
Tàu thám hiểm Luna-25 của Nga mang sứ mệnh tìm dấu hiệu của nước trên Mặt trăng. Đây cũng là cuộc đua thú vị với tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ.
Hôm 10-8, Nga hoàn tất khâu chuẩn bị cuối cùng cho việc phóng tàu thám hiểm Luna-25 lên Mặt trăng.
Theo kế hoạch, tên lửa đẩy Soyuz 2.1v mang theo Luna-25 được phóng từ sân bay vũ trụ Vostochny ở khu vực nằm cách thủ đô Matxcơva 5.550 km về phía đông.
Đây là lần đưa tàu đổ bộ lên Mặt trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm, kể từ khi tàu Luna-24 của Liên Xô lên Mặt trăng năm 1976.
Nga hi vọng trở thành cường quốc đầu tiên đáp lên khu vực cực nam của Mặt trăng, nơi có khả năng tìm thấy băng nước.
Suốt nhiều thế kỷ qua, các nhà thiên văn học đã thắc mắc về khả năng có nước trên Mặt trăng, vốn khô hơn sa mạc Sahara tới 100 lần. Năm 2018, bản đồ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy có băng nước trong các vùng bị che lấp ở Mặt trăng. Năm 2020, NASA xác nhận có nước tồn tại ở các khu vực gặp ánh sáng mặt trời.
Ấn Độ đặc biệt quan tâm tới Luna-25 vì nước này cũng đang chạy đua với Nga để trở thành quốc gia có tàu tới cực nam đầu tiên trên Mặt trăng. Cách đây một tháng, Ấn Độ đã phóng tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3, và cũng lên kế hoạch đáp ở Mặt trăng đúng ngày 23-8.
Người Ấn đang xem đây là cuộc đua thú vị khi biết Nga thậm chí có khả năng đáp trước thời điểm ấy.
Theo Space, tàu Chandrayaan-3 được phóng ngày 14-7 và đã vào quỹ đạo Mặt trăng hôm 6-8. Chandrayaan-3 sẽ đưa tàu đổ bộ và xe tự hành xuống khu vực cực nam Mặt trăng ngày 23-8.
Đến nay, chỉ có ba nước từng đưa tàu thành công lên Mặt trăng gồm Mỹ, Liên Xô, và Trung Quốc.
Các nhà khoa học phát hiện ra nguyên nhân gây ra những cơn bão siêu mạnh trên Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương là do khí metan.
Một công ty tại Mỹ phát triển phương pháp sản xuất điện sạch nhờ vào nhiệt của Trái đất, giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Người dùng ví điện tử MoMo có thể vào nền tảng thiện nguyện trực tuyến Heo Đất MoMo và dễ dàng tham gia đóng góp mua tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ, TP.HCM.
Nhà máy điện hạt nhân thế hệ 4 đầu tiên trên thế giới mang tên Shidaowan của công ty Huaneng ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc, đi vào hoạt động thương mại hôm 6/12/2023.
Chiếc ôtô điện do 3 sinh viên trường Đại học Nam Cần Thơ (TP Cần Thơ ) chế tạo - đã được UBND TP công nhận là sáng kiến có...
Trung Quốc tiết lộ, kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng được triển khai theo hai giai đoạn riêng biệt để tạo ra một loạt các cứ điểm trên bề mặt Mặt Trăng và trên quỹ đạo.
Dù các phương tiện truyền thông, cơ quan quản lý liên tục đưa ra cảnh báo nhưng nhiều người dân vẫn sập bẫy các kẻ lừa đảo.
Chuyên gia đến từ Mỹ, Đức cùng Việt Nam sẽ thảo luận, đưa ra ý tưởng, giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí tại đô thị tại sự kiện do VinFuture tổ chức.
Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông (TTATGT), Bộ Công an đề xuất đưa nhiều nội dung liên quan đến phương tiện vào hành vi bị nghiêm...