TPO - Ngày 24/7, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga gợi ý rằng các đối tác của Nga trong nhóm BRICS, gồm Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi, có thể lắp một khoang (mô-đun) trên trạm quỹ đạo của Nga sau này, Interfax đưa tin.
Mô hình trạm quỹ đạo mà Nga dự định sẽ bắt đầu phóng lên vào năm 2027. (Ảnh: Reuters) |
Bản tin của Interfax về hội nghị của BRICS về hợp tác vũ trụ tại Hermanus, Nam Phi, cho biết, mô-đun đầu tiên của Trạm Quỹ đạo của Nga (ROS) dự kiến sẽ được phóng lên vào năm 2027, và sẽ hoàn tất vào năm 2032.
Khi đó, Trạm Vũ trụ quốc tế, một trong những công trình hợp tác cuối cùng giữa Nga và Mỹ kể từ Chiến tranh Lạnh, có thể sẽ ngừng hoạt động.
"Tôi muốn mời các đối tác BRICS tạo ra một mô-đun hoàn thiện, trở thành một phần của ROS, giúp các nước BRICS tận dụng những năng lực của quỹ đạo thấp để thực hiện chương trình không gian quốc gia của họ", Interfax dẫn lời Tổng giám đốc Roscosmos Yuri Borisov phát biểu tại cuộc họp.
Tháng 8 năm ngoái, Roskosmos cho biết trạm vũ trụ mới của họ sẽ bao gồm 6 mô-đun và một khoang dịch vụ, có thể chứa tối đa 4 phi hành gia và được lắp ráp theo hai giai đoạn. Thông báo không đưa ra thời gian cụ thể.
Tháng 9 năm ngoái, ông Borisov cho biết trạm sẽ quay quanh các cực của Trái đất, giúp nhìn xuống phần lãnh thổ rộng lớn hơn của Nga và thu thập dữ liệu mới về bức xạ vũ trụ.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang thực hiện tái cơ cấu Chương trình khoa học công nghệ quốc gia gắn với sửa đổi cơ chế chính sách, giúp thuận lợi hơn cho các nhà khoa học khi triển khai nhiệm vụ.
Vào năm 946 CN, núi lửa Changbaishan-Tianchi, nằm trên biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã phun trào dữ dội. Vụ phun trào đã giải phóng hàng chục km3 magma và gây ra một trận lụt lớn từ trên đỉnh núi lửa, tạo ra một chiếc hồ mà ngày nay được gọi là Hồ Thiên Đường. Bằng chứng về trận lụt vẫn có thể được nhìn thấy dưới dạng những tảng đá lớn và những tảng đá nhỏ hơn trôi xuống từ thượng nguồn của núi lửa.
Theo Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, người yêu thích thiên văn học có thể quan sát hiện tượng này từ bất cứ nơi nào, với điều kiện trời đủ trong để dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
Vào lúc 11h26 ngày 26/12, tên lửa đẩy Trường Chinh 3B và Viễn Chinh 1 của Trung Quốc đã được phóng lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Nam nước này, đưa các vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu thứ 57 và 58 vào quỹ đạo định sẵn. Đây là nhóm vệ tinh định vị quỹ đạo trái đất tầm trung đầu tiên được phóng lên kể từ khi hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu-3 (BDS-3) chính thức đi vào hoạt động ngày 31/7/2020. Tính đến nay, số vệ tinh...
PGS.TS Huỳnh Trọng Phước (Đại học Cần Thơ) tham gia nghiên cứu vật liệu dạng bêtông chịu lực từ bùn thải và tro bay ứng dụng vào san nền.
Nga sẽ sơ tán ngôi làng ở vùng Viễn Đông vào ngày 11-8 để để phóng tàu đổ bộ Mặt trăng của nước này lần đầu tiên trong nửa thế kỷ.
Theo SCMP, Trung Quốc có kế hoạch bắt đầu xây dựng nhà máy điện lò phản ứng muối nóng chảy thorium đầu tiên trên thế giới vào năm tới tại sa mạc Gobi, tây bắc nước này. Lò phản ứng muối nóng chảy không cần nước để làm mát vì nó sử dụng muối lỏng và carbon dioxide để truyền nhiệt và tạo ra điện. Việc sử dụng thorium làm nhiên liệu chính không tạo ra mối lo ngại về nguy cơ thiếu hụt uranium - loại nhiên liệu thường được sử dụng trong lò phản ứng...
Người đàn ông may mắn đó tên là Lakhan Yadav ở Ấn Độ. Ban đầu ông sống ở ngôi làng gần Vườn quốc gia Panna (Panna National Park). Tuy nhiên, chính quyền bang Madhya Pradesh yêu cầu ông cùng một số người khác rời khỏi làng để tới sống trong thị trấn Panna. Khi ngôi làng ông sinh sống bị phá bỏ, ông nhận một khoản bồi thường từ chính phủ. Để trang trải cuộc sống, Lakhan Yadav dùng số tiền này thuê một mảnh đất xấu không ai muốn nhòm ngó đến nhằm...
Rút kinh nghiệm những Tết năm trước, nhiều người đã chuẩn bị sẵn bơm tay khi tham giao thông dịp Tết.