Nga cho biết 16.000 công dân ký hợp đồng gia nhập quân đội trong 10 ngày qua, trong đó nhiều người muốn "trả thù cho các nạn nhân khủng bố".
Bộ Quốc phòng Nga hôm nay thông báo số người gia nhập lực lượng vũ trang với tư cách quân nhân chuyên nghiệp đang tăng đáng kể, hơn 100.000 công dân đã ký hợp đồng nhập ngũ kể từ đầu năm nay.
"Hơn 16.000 người đã ký hợp đồng tham gia chiến dịch đặc biệt trong 10 ngày qua. Trong những cuộc phỏng vấn tại Moskva và nhiều thành phố, phần lớn ứng viên nói rằng động lực khiến họ ký hợp đồng là mong muốn trả thù cho những nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch ở Moskva ngày 22/3", Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Luật pháp hiện hành của Nga cấm điều động lính nghĩa vụ tham gia nhiệm vụ tác chiến ngoài lãnh thổ, khiến Moskva không thể huy động lực lượng này cho chiến dịch tại Ukraine. Quân đội Nga đang dựa hoàn toàn vào lực lượng quân nhân chuyên nghiệp phục vụ theo hợp đồng dài hạn.
Quân nhân chuyên nghiệp được đào tạo chuyên sâu hơn lính nghĩa vụ, chủ yếu phục vụ tại các đơn vị đặc nhiệm và lực lượng thiện chiến, trang bị vũ khí hiện đại và công nghệ cao. Áp phích, biểu ngữ kêu gọi người dân tham gia với tư cách lính hợp đồng được dán khắp các thành phố Nga, quảng cáo truyền hình cũng thường đưa ra thông điệp tương tự.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cuối tháng trước thông báo kế hoạch thành lập thêm hai tập đoàn quân binh chủng hợp thành và 30 đơn vị mới, gồm 14 sư đoàn và 16 lữ đoàn, trong năm nay. Quân đội Nga trước đó cũng thành lập thêm một quân đoàn, một sư đoàn bộ binh cơ giới, một lữ đoàn tuần tra đường sông và Đội tuần giang Dnepr.
Vụ xả súng đêm 22/3 tại nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva khiến ít nhất 144 người chết và hàng trăm người bị thương.
Giới chức Nga cáo buộc tình báo phương Tây và Ukraine hỗ trợ những kẻ xả súng tại nhà hát ở Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva hồi cuối tháng 3. Họ cũng tuyên bố đã bắt được nghi phạm nhận tài trợ từ Ukraine bằng tiền mã hóa, nhưng chưa công bố bằng chứng cụ thể.
IS-K, nhánh Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng, nhận trách nhiệm vụ tấn công. Ukraine bác bỏ thông tin nước này liên quan đến vụ xả súng tại nhà hát Crocus, cho rằng Moskva đang cố gắng đổ lỗi cho Kiev.
Vũ Anh (Theo RIA Novosti, Reuters)
Tổng thống Ukraine cùng các chỉ huy quân đội cấp cao tới nay vẫn chưa đưa ra kế hoạch tuyển hàng nghìn quân để ngăn đà tiến của Nga.
Chỉ khoảng 6% người dân ở ba nước Anh, Pháp, Đức cho rằng Mỹ 'rất đáng tin cậy' trong việc đảm bảo an ninh cho châu Âu thập kỷ tới.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 10/9 đã có cuộc hội đàm đầu tiên với người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi sau nhiều năm và tuyên bố bắt đầu một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa hai nước.
Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.
Các lãnh đạo G7 cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ, tạo điều kiện để Nga tiếp tục tiến hành chiến dịch ở Ukraine.
Hãng tin AP dẫn nguồn quân đội Hàn Quốc ngày 2/11 tuyên bố có khả năng Triều Tiên cung cấp một số loại tên lửa cho Nga để hỗ trợ cho nước này tại xung đột với Ukraine, bên cạnh các cuộc chuyển giao đạn dược và súng cối khác.
Israel phạm sai lầm khi không dùng vũ khí nhỏ, chính xác hơn khi không kích trại tị nạn Rafah, khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Kênh truyền hình ABC News dẫn nguồn tin từ quan chức chính phủ cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể sẽ cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS với tầm bắn 300 km cho Ukraine.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật diễn biến mới xung quanh hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin trên khắp Lebanon ngày 17/9 khiến 9 người chết và hơn 2.700 người bị thương.