Nga ra mắt bộ sách giáo khoa mới về lịch sử quân sự, lý giải nước này "buộc phải đưa quân vào Ukraine" trước đe dọa từ phương Tây.
Bộ sách giáo khoa Lịch sử Quân sự Nga gồm ba tập, được ra mắt vào ngày 27/1, do Chủ tịch Ủy ban liên ngành về Giáo dục lịch sử Nga Vladimir Medinsky biên soạn. Ông Medinsky cũng là cố vấn cho Tổng thống Vladimur Putin, từng dẫn đầu phái đoàn Nga trong các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine năm 2022.
Tập thứ ba trong bộ sách được thiết kế cho học sinh trên 15 tuổi ở Nga, tập trung giải thích nguyên nhân cuộc chiến tại Ukraine, những diễn biến và cột mốc quan trọng, cũng như cách thức quân đội Nga đang kế thừa những kỹ thuật chiến đấu mà quân đội Liên Xô từng áp dụng trong Thế chiến II.
Trong chương sách về "sự chuyên nghiệp và lòng dũng cảm của quân nhân Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt", các tác giả lý giải rằng Nga đã "bị ép buộc" đưa quân vào Ukraine trong năm 2022.
Quyển sách nêu lập luận phương Tây đã không quan tâm đến những lo ngại an ninh của Nga suốt nhiều năm, ám chỉ quá trình mở rộng về phía đông của liên minh quân sự NATO.
Nhóm biên soạn cũng cho rằng "thế lực do phương Tây chống lưng" đã lật đổ tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vào năm 2014, khiến Kiev từ bỏ lập trường thân thiện với Moskva và biến Ukraine thành "bàn đạp cho những hành động hung hăng chống Nga".
Phát biểu tại buổi tọa đàm ra mắt bộ sách, chuyên gia quân sự Nga Ivan Basik cáo buộc phương Tây và Ukraine đã có những hành động thúc đẩy chiến tranh xảy ra.
"Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là giải thích với thế hệ trẻ, với các em học sinh, về bản chất chiến dịch quân sự đặc biệt, đó là Nga đã bị đặt vào tình cảnh phải hành động", ông nói.
Trong ba năm chiến sự lẫn trước khi Nga đưa quân vào Ukraine vào tháng 2/2022, Kiev và các nước thành viên NATO luôn bác bỏ cáo buộc là phe đe dọa trước.
Kiev và các đồng minh phương Tây cho rằng Nga đã vô cớ phát động chiến tranh, với mục tiêu cốt lõi là mở rộng lãnh thổ.
Tổng thống Nga Putin nhiều lần mô tả cuộc chiến tại Ukraine là một phần trong cuộc đối đầu lớn hơn với liên minh phương Tây, cáo buộc phương Tây âm mưu làm suy yếu Nga và "chia nhỏ" nước này.
Thanh Danh (Theo Reuters)
Vệ binh Hồi giáo Iran thông báo tập kích loạt 'trung tâm gián điệp' ở khu vực gần lãnh sự quán Mỹ tại Erbil, miền bắc Iraq.
Chuyên cơ Il-96-300PU sở hữu nội thất tiện nghi và hệ thống điện tử hiện đại, đóng vai trò như trung tâm chỉ huy trên không của Tổng thống Nga khi công du.
Lãnh đạo các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, Venezuela, Bolivia đã gửi lời chúc mừng Tổng thống Putin sau khi ông đắc cử nhiệm kỳ thứ năm.
Nhà Trắng bác tuyên bố của Điện Kremlin rằng phương Tây sẽ sớm mệt mỏi vì Ukraine, cho rằng ông Putin sai nếu tin Nga trụ lâu hơn.
Đại sứ Phạm Hùng Tâm tin tưởng Hội hữu nghị Australia-Việt Nam sẽ có thêm nhiều sáng kiến tích cực, góp phần nâng cao hiểu biết giữa hai nước.
Cuộc tấn công Iran ngày 26/10 là chiến dịch không kích lớn nhất mà Tel Aviv từng tiến hành nhằm vào Tehran, đòi hỏi hiệp đồng giữa nhiều lực lượng.
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân sẽ đến Hà Nội hôm nay, bắt đầu chuyến thăm thứ ba tới Việt Nam trong 8 năm qua.
Đại sứ Đỗ Đức Thành khẳng định, quan hệ Việt Nam-Romania được vun đắp qua nhiều thế hệ và dựa trên nền tảng vững chắc của tình hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt.
Thủ tướng Armenia cáo buộc Azerbaijan đang lên kế hoạch cho một cuộc chiến tổng lực, trong bối cảnh căng thẳng song phương ở mức cao.