Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi Mỹ cần là bên chủ động đưa ra động thái đầu tiên trong việc khôi phục quan hệ ngoại giao Nga - Mỹ.
Ngày 5-2, website Bộ Ngoại giao Nga đăng tải bài viết của Thứ trưởng Sergei Ryabkov về quan hệ ngoại giao Nga - Mỹ.
Trong đó, ông Ryabkov khẳng định Washington cần là bên "đi trước" trong việc cải thiện quan hệ hai nước, nhấn mạnh việc xây dựng chính sách đối ngoại xoay quanh việc "đạt thỏa thuận với Nhà Trắng bằng mọi giá" là một sai lầm.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh Điện Kremlin từ lâu đã mong muốn hợp tác với phương Tây, "nhưng không ai chịu nghe, hoặc trong thâm tâm cũng không muốn nghe".
Ông Ryabkov lý giải: "Vì mục tiêu sâu xa của Mỹ là làm suy yếu đối thủ địa chính trị đến mức tối đa".
Tuy nhiên Nga đã khôi phục "vị thế hợp pháp" của mình trên bản đồ địa chính trị thế giới. Việc khôi phục này diễn ra sau khi Nga phá vỡ kế hoạch mang lại "thất bại chiến lược" cho Matxcơva của chính quyền tổng thống tiền nhiệm Joe Biden trong cuộc chiến ở Ukraine.
"Trong bối cảnh chính sách này đã thất bại, và chính quyền Mỹ đã đổi chủ, chính Mỹ phải là bên có bước đi đầu tiên nhằm bình thường hóa quan hệ trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau," ông Ryabkov khẳng định.
Ông cũng nhấn mạnh Matxcơva luôn "mở cửa đối thoại và sẵn sàng đạt được thỏa thuận thông qua đàm phán. Do đó, quyết định nằm ở ông Trump và đội ngũ của ông".
Bài viết trên được công bố trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ đã về mức thấp nhất trong nhiệm kỳ của ông Biden.
Tín hiệu khởi sắc đến sau khi ông Trump chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 11-2024.
Tân tổng thống Mỹ đã đưa ra nhiều tuyên bố có phần cảm tình với Nga và Tổng thống Vladimir Putin, trong đó có lời hứa nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tại Ukraine với một số điều khoản được cho là có lợi cho Điện Kremlin.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 1, ông Trump đã phê phán quyết định kéo Ukraine lại gần Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của ông Biden, cho rằng điều này vi phạm nguyên tắc "bất di bất dịch" của Nga và buộc nước này tấn công Ukraine.
"Tôi có thể hiểu vì sao họ làm thế", ông Trump khi ấy khẳng định.
Ngày 5-2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng khen ngợi phát ngôn này. Ông Lavrov khẳng định: "Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố của ông Trump rằng việc kéo Ukraine về NATO là sai lầm...
Đột nhiên, lần đầu tiên, Tổng thống Trump chỉ trích lập trường của chính quyền ông Biden về cuộc khủng hoảng Ukraine. Lần đầu tiên vấn đề NATO được Mỹ xem là chủ đề sẵn sàng trao đổi nghiêm túc".
Quân đội Mỹ thông báo hoàn tất rút lực lượng khỏi Niger, chỉ để lại nhóm nhỏ binh sĩ bảo vệ đại sứ quán ở thủ đô Niamey.
Ngày 2/2, phái đoàn Liên minh châu Phi (AU) đã kết thúc chuyến thăm làm việc 5 ngày tới Somalia, tái khẳng định cam kết trong việc hoàn thành quá trình chuyển đổi an ninh ở quốc gia Đông Phi vào cuối năm nay.
Nhiều nước đã nhanh chóng gửi lời chia buồn và hỗ trợ Morocco sau trận động đất kinh hoàng khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã thành lập trung tâm ứng phó khủng hoảng liên bang để giải quyết tình trạng khẩn cấp liên quan sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu ở Vịnh Kerch vào tháng trước.
NATO lạc quan về chiến dịch phản công của Ukraine, Hội nghị cấp cao ASEAN khép lại, Gabon-Trung Phi nhất trí về lộ trình mới… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Đại sứ Phạm Hùng Tâm kỳ vọng Viện AVPI sẽ có thêm nhiều đóng góp chính sách quan trọng để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác chủ chốt.
Tổng Thư ký IMO khẳng định những sự cố do căng thẳng ở Biển Đỏ, tác động sâu rộng tới kinh tế thế giới, đe dọa trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu khi gián đoạn vận tải làm chậm việc giao hàng.
Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố Hezbollah sẽ không bị khuất phục, dù Israel đã hạ sát nhiều chỉ huy cấp cao của nhóm vũ trang Lebanon.
Sau khi kết thúc cuộc chiến pháp lý hơn 10 năm, ông chủ WikiLeaks trở về Australia như một người hùng trong mắt những người ủng hộ ở quê nhà.