Nhà ngoại giao cấp cao Nga khẳng định nước này chưa bao giờ tìm cách làm xấu đi quan hệ với NATO, nhưng liên minh quân sự này lại từ chối các cơ chế tiếp xúc và đối thoại có thể làm giảm căng thẳng.
Theo Hãng tin Tass, trong cuộc phỏng vấn với báo Izvestia, ông Vladislav Maslennikov - giám đốc Vụ Các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Nga - nhấn mạnh mối quan hệ giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không chỉ đang ở mức thấp nhất kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
"Liên minh này rõ ràng đang theo đuổi một đường lối nhằm đối đầu với Nga và kiềm chế một ‘mối đe dọa’ mà họ cho là chúng ta gây ra”, ông nói và lưu ý rằng xu hướng này đang diễn ra trên mọi phương diện.
Theo ông Maslennikov, “Nga chưa bao giờ tìm cách làm xấu đi quan hệ với NATO. Liên minh này hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm suy giảm quan hệ đó".
"Chúng tôi không có ý định tấn công các quốc gia NATO, cũng như không có kế hoạch gây hấn như vậy” - ông nhấn mạnh.
Theo nhà ngoại giao này, Nga và NATO vẫn duy trì các đường dây liên lạc nóng và các kênh liên lạc khẩn cấp.
“Liên minh này đã từ chối các cơ chế tiếp xúc và đối thoại bình thường có thể được sử dụng để tìm kiếm các giải pháp giảm căng thẳng. Đây không phải là lựa chọn của chúng tôi. Vào năm 2014, NATO đã đơn phương chấm dứt hợp tác với chúng tôi tại Hội đồng Nga - NATO trong các lĩnh vực quân sự và dân sự” - ông nhắc lại.
Quan hệ Nga - NATO đã xuống mức thấp nhất kể từ khi Nga tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine vào tháng 2-2022.
NATO coi Nga là "mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất với an ninh của các đồng minh", trong khi Điện Kremlin tuyên bố sự bành trướng về phía đông của NATO là mối nguy hiện hữu.
Hội đồng NATO - Nga, một cơ quan được thành lập sau Chiến tranh Lạnh để hợp tác về các vấn đề an ninh và các dự án chung, đã không tổ chức bất kỳ cuộc họp nào kể từ năm 2022.
Trong cuộc phỏng vấn với Hãng tin Reuters đăng ngày 25-9-2024, trung tướng Alexander Sollfrank, người đứng đầu Bộ chỉ huy hậu cần JSEC của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tiết lộ kịch bản trong tương lai về việc sơ tán y tế trong trường hợp NATO có chiến tranh với Nga.
Venezuela và Guyana ra tuyên bố chung cam kết sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Essequibo giàu dầu mỏ.
Không quân Ukraine thừa nhận thiếu hụt tên lửa phòng không. sau khi sử dụng lượng lớn để đối phó các đợt tập kích gần đây của Nga.
Suốt 7 thập kỷ qua, Nihon Hidankyo đã miệt mài đấu tranh cho các nạn nhân bom nguyên tử và chống vũ khí hạt nhân toàn cầu, giúp họ giành giải Nobel Hòa bình 2024.
Tư lệnh mặt trận phía nam của Ukraine nói toàn tiền tuyến thiếu đạn pháo, các đơn vị phải thu nhỏ quy mô tác chiến do viện trợ suy giảm.
Với việc phương Tây quyết định bước qua 'lằn ranh đỏ' của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine, giới phân tích lo ngại những phản ứng tiếp theo.
Triều Tiên thông báo vệ tinh trinh sát quân sự vừa phóng của họ đã hoạt động trong quỹ đạo và chụp ảnh căn cứ quân sự Guam của Mỹ.
Mới đây, Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cho biết, tổ chức này đang nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Guinea, Niger và Mali.
Ông Trump kháng cáo lên Tòa án Tối cao sau khi tòa phúc thẩm liên bang Washington phán quyết cựu tổng thống không được hưởng quyền miễn truy tố.
Nga dường như đã triển khai bom gắn bộ dẫn đường UMPK cải tiến, có tầm bay lớn hơn để tăng uy lực cho đòn không kích tại Ukraine.