Nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm Việt Nam, Đại sứ Hà Huy Thông đã chia sẻ câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Bác Hồ và hai nhà báo Hoa Kỳ hơn 56 năm về trước.
![]() |
Bác Hồ gặp mặt các trí thức Mỹ phản chiến tại Hà Nội ngày 17/1/1967. (Nguồn: hochiminh.vn) |
Mọi người đều biết quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã trải qua nhiều thăng trầm. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đã nhiều lần bày tỏ mong muốn có quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Đại sứ có thể chia sẻ câu chuyện gì nhân dịp này không?
Chuyện về Hồ Chủ tịch với Hoa Kỳ đã được nhiều báo chí trong nước và quốc tế đề cập. Nhân dịp này, tôi chỉ xin chia sẻ một câu chuyện báo chí Hoa Kỳ đã viết nhiều đầu năm 1967. Ngay từ khi quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trải qua chương buồn những năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn duy trì tình cảm tốt đẹp với nhân dân Hoa Kỳ và luôn lạc quan về quan hệ song phương. Một câu chuyện thể hiện rõ tình cảm ấy là khi Bác tiếp hai nhà báo Hoa Kỳ là H.S. Hasmaurer và W.C. Bach thuộc Trung tâm các thể chế dân chủ Hoa Kỳ ngày 12/1/1967.
Vào lúc đó, cuộc chiến vẫn đang diễn ra ác liệt. Chính vì thế, đây là chuyến thăm Hà Nội hiếm hoi nhận được sự chấp thuận của chính quyền Hoa Kỳ. Hai nhà báo tới đây không mang sứ mệnh thương lượng, song cũng để thăm dò khả năng tìm kiếm một giải pháp. Mặc dù vậy, ngay khi hai ông còn đang ở Hà Nội, chuyến đi bí mật này đã bị vỡ lở khi ông Harrison Salisbury, một nhà báo tờ New York Times (Hoa Kỳ), đến Hà Nội ngày 6/1/1967.
Ngay khi về Hoa Kỳ, chia sẻ của hai nhà báo trên được dư luận các tờ báo lớn và đài truyền hình CBS (Hoa Kỳ) đặc biệt quan tâm. Sau này, hai tác giả khác được giải Pulitzer danh giá là Harry S. Ashmore và William C. Baggs đã tập hợp những mẩu chuyện này vào cuốn sách “Sứ mệnh tới Hà Nội”, ra mắt năm 1968. Trong cuốn sách này, ông Hasmaurer và ông Bach nhận định rằng cuộc gặp với Hồ Chủ tịch mang đến nhiều thông tin giá trị. Tuy nhiên, những thông tin này chưa được Washington coi là một biện pháp đàm phán, mà chủ yếu hướng tới thăm dò khả năng trao đổi quan điểm liên quan tới lập trường chính thức của hai nước khi đó.
Vậy Bác Hồ và hai nhà báo Hoa Kỳ đã trao đổi những gì, thưa Đại sứ?
Trước hết, ông Hasmaurer và ông Bach nhấn mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thường được người dân Việt Nam gọi là “Bác Hồ”, không phải vì thể hiện sự kính trọng của văn hoá phương Đông với Người, khi đó đã 78 tuổi, mà bởi tình cảm yêu quý dành cho Người.
Theo họ, ở thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh đạo duy nhất của Việt Nam nói tiếng Anh và sử dụng thành thạo, nhiều khi sửa cả phiên dịch vì không truyền tải đúng ý mình. Trong cuộc gặp với hai nhà báo, Bác Hồ cũng cho thấy kiến thức sâu rộng, thông qua những câu chuyện và giai thoại ở Hoa Kỳ, nơi Bác từng sống và làm việc.
Cả hai nhà báo cũng đặc biệt ấn tượng với phong thái của Người. Dù đang lãnh đạo một đất nước đang trải qua chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tiếp nhiều khách quốc tế với tác phong lịch thiệp, thoải mái. Người thành thạo kỹ năng và lễ tân ngoại giao, am hiểu về Hoa Kỳ và các vấn đề quốc tế, đồng thời luôn biết cách gửi đi thông điệp rõ ràng. Vì thế, không ít người có cơ hội được tiếp xúc với Bác Hồ đã nhận định rằng sự hiện diện của Người trên trường quốc tế, vào thời điểm đó, ngang hàng với nhiều chính khách hàng đầu như Thủ tướng Indira Gandhi của Ấn Độ.
“Các vị hãy tin tôi khi tôi nói rằng tôi sẵn sàng chào đón Tổng thống Lyndon B. Johnson đến Phủ Chủ tịch này, nếu Ngài ấy đến trong hoà bình. Chúng tôi sẵn sàng vươn bàn tay hữu nghị ra với bất cứ quốc gia nào chấp nhận Việt Nam là một nước tự do và độc lập”. (Bác Hồ) |
Tiếp ông Hasmaurer và ông Bach, Bác đã gửi lời hỏi thăm sức khỏe của Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson. Khẳng định mình vẫn khỏe, Người nói: “Tôi tôn trọng nhân dân Mỹ. Nhân dân Mỹ thông minh, yêu lao động, yêu tự do và dân chủ. Nếu người Mỹ đến Việt Nam để giúp đỡ, thì tôi sẽ hoan nghênh chào đón họ như những người bạn và những người anh em…Tuy nhiên, bài học từ nghìn năm lịch sử của nước nhà đã dạy cho chúng tôi phải trở thành những người theo chủ nghĩa dân tộc, với mục đích tối thượng là độc lập, có quyền tự do điều hành công việc của nước mình mà không bị nước ngoài can thiệp”.
Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả, ngay từ trong cuộc trò chuyện ấy, Bác Hồ đã cho thấy tầm nhìn xa về một tương lai tích cực cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Bài báo dẫn lời Hồ Chủ tịch nói: “Tôi đã nói với nhân dân tôi phải luôn chuẩn bị sẵn sàng đón người Mỹ đến để sẵn sàng giúp xây dựng lại đất nước. Nếu điều này nghe kỳ lạ, thì các vị hãy nhìn lại lịch sử quan hệ của chúng tôi với Pháp. Khi chiến tranh kết thúc ở Điện Biên Phủ, mối quan hệ gần gũi và thân thiện giữa Hà Nội và Paris lại tăng lên. Người Pháp hiện là những người bạn gần gũi của chúng tôi. Chúng tôi rất tự hào khi có một chút Gallic trong văn hoá hiện đại của mình”.
Khép lại cuộc trò chuyện ấy, Người nhấn mạnh: “Các vị hãy tin tôi khi tôi nói rằng tôi sẵn sàng chào đón Tổng thống Lyndon B. Johnson đến Phủ Chủ tịch này, nếu Ngài ấy đến trong hoà bình. Chúng tôi sẵn sàng vươn bàn tay hữu nghị ra với bất cứ quốc gia nào chấp nhận Việt Nam là một nước tự do và độc lập”.
Trước khi ra về, hai vị “sứ giả”, nhà báo Hoa Kỳ đã hứa với Chủ tịch Hồ Chí Mình rằng sẽ chuyển thông điệp và tình cảm của Người đến chính quyền Washington.
Chưa đầy hai tuần sau đó, ngày 23-26/1/1967 sau đó, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Khoá III ra Nghị quyết xác định “Đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”.
Cùng với mặt trận chính trị và quân sự, ngoại giao lần đầu tiên chính thức trở thành một mặt trận quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, góp công lớn tại đàm phán Hội nghị tại Paris (1968-1973) về khôi phục hoà bình, tiến tới kết thúc chiến tranh năm 1975.
Xin cảm ơn Đại sứ!
Đại sứ Hà Huy Thông từng đảm nhiệm các vị trí trong lĩnh vực đối ngoại như Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan (2006-2010), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (2011-2016). Ông hiện tham gia một số Hội về hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. |
Trung Quốc “trục xuất” tàu Nhật Bản, Israel không kích ồ ạt Lebanon, Mỹ đề xuất thỏa thuận ngừng bắn mới tại Gaza, EU giải ngân khoản vay mới cho Ukraine, Lực lượng đặc nhiệm Mỹ triển khai khắp Philippines… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Một vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy sáng 3/5 tại đền Lairai Devi thuộc làng Shirgao, bang Goa của Ấn Độ, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.