Hàn Quốc và Nga chỉ trích lẫn nhau về bình luận liên quan đến việc Triều Tiên theo đuổi chương trình phát triển vũ khí.
Chung Byung-won, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc phụ trách vấn đề chính trị, ngày 3/2 triệu tập đại sứ Nga Georgy Zinoviev để phản đối nhận định của nước này về phát biểu của Tổng thống Yoon Suk-yeol.
"Thứ trưởng Chung lấy làm tiếc khi Nga phớt lờ sự thật và bảo vệ Triều Tiên vô điều kiện, trong khi dùng ngôn ngữ thô lỗ để chỉ trích phát biểu của lãnh đạo Hàn Quốc. Thứ trưởng Chung nhấn mạnh điều này chỉ làm xấu đi quan hệ Hàn Quốc - Nga", Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết.
Trước đó, Tổng thống Yoon trong cuộc họp với các quan chức quốc phòng và an ninh Hàn Quốc ngày 31/1 nhận định Triều Tiên "phớt lờ luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi buôn bán vũ khí với Nga".
Một ngày sau, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích bình luận của ông Yoon "thiên vị trắng trợn". "Những bình luận này đặc biệt kinh khủng trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang chủ yếu do chính sách của Mỹ và các đồng minh, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản", bà Zakharova nói.
Trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko, ông Chung "truyền đạt lập trường nghiêm khắc" của Seoul về vấn đề hợp tác quân sự giữa Moskva và Bình Nhưỡng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 4/2 thông báo. Thứ trưởng Rudenko và Thứ trưởng Chung cũng thảo luận về vấn đề liên quan đến chiến sự Nga - Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 4/2 cho biết các bên trao đổi quan điểm trong cuộc gặp của Thứ trưởng Rudenko và ông Chung tại Seoul, Hàn Quốc. "Phía Nga bày tỏ quan ngại sâu sắc về leo thang căng thẳng mạnh mẽ trong khu vực", theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga.
"Nga tuyên bố rõ ràng nguồn gốc chính của tình trạng này là chính sách khiêu khích vô trách nhiệm của Mỹ, vì mục đích địa chính trị của họ, đang cố gắng khuyến khích các đồng minh trong khu vực thực hiện những hành vi gây hấn và gây ra hậu quả khó lường, kể cả trong lĩnh vực quân sự", thông cáo có đoạn.
Sau khi chiến sự với Ukraine bùng phát, Nga tăng cường hợp tác với Triều Tiên, trong đó có lĩnh vực quân sự. Hàn Quốc phản đối và kêu gọi Nga "lập tức dừng mọi động thái nhằm mở rộng hợp tác quân sự với Triều Tiên".
Hàn Quốc chỉ trích chiến dịch của Nga nhằm vào Ukraine, song tìm cách tránh gây căng thẳng vì quan hệ kinh tế song phương và khả năng Moskva tác động tới Bình Nhưỡng. Hàn Quốc đã viện trợ một số vật tư quân sự phi sát thương cho Ukraine, song tuyên bố có thể viện trợ quân sự nếu xảy ra vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong chiến sự Nga - Ukraine.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)
Những quốc gia đầu tiên đã lên tiếng về cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn của Iran nhằm vào Israel tối 1/10.
Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Lễ nhậm chức Tổng thống Nga, ông Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đối thoại với phương Tây, cuộc gặp ba bên Trung Quốc-Pháp-EU, Việt Nam diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, National Review… tổng hợp.
Tướng Esmail Qaani, tư lệnh đặc nhiệm Quds được cho là mất tích sau vụ tập kích của Israel nhằm vào Beirut, xuất hiện trong sự kiện ở Iraq.
Ngày 1/7, Quốc hội Phần Lan thông qua Hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) với Mỹ, cho phép Washington tăng cường hiện diện quân đội và lưu trữ các thiết bị quốc phòng ở quốc gia Bắc Âu này.
Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra các vụ tấn công bằng dao gây thương vong nghiêm trọng, một số nước châu Âu như Anh và Đức đã có những động thái đối phó.
Đại sứ Nga tại Trung Quốc thông báo các nước thành viên BRICS đang thảo luận về việc phát hành đồng tiền chung của nhóm.
Bắc Kinh cáo buộc tàu tiếp vận Philippines cơ động nguy hiểm, dẫn tới vụ va chạm nhẹ với tàu hải cảnh Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây.
Sự kiện giao lưu hữu nghị bóng bàn ASEAN là dịp để tăng cường gắn kết và lưu giữ những kỷ niệm về tình bạn, tình hữu nghị giữa bạn bè ASEAN và Hungary.