Đồng tiền chung khối BRICS có khả thi?

08:30 09/07/2024

Đại sứ Nga tại Trung Quốc thông báo các nước thành viên BRICS đang thảo luận về việc phát hành đồng tiền chung của nhóm.

Đồng tiền chung của BRICS nếu thành hiện thực sẽ thách thức vị thế của đồng USD - Ảnh: indicworldview

"Chúng tôi đang rời khỏi không gian bị chi phối bởi đồng USD và đang phát triển các cơ chế cùng công cụ cho một hệ thống tài chính thật sự độc lập", ông Morgulov phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 7 ở Bắc Kinh vào hôm 7-7.

Chưa có lộ trình chính thức

Đại sứ Nga tại Trung Quốc cũng nhấn mạnh các phần việc để hướng tới mục tiêu trên đang được triển khai, song khó có thể kỳ vọng sẽ có sự thay đổi ngay trong tương lai gần.

Đồng tiền chung BRICS được đánh giá hoàn toàn có thể làm lung lay vị thế vững chắc của đồng USD trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, việc thiếu lộ trình phát triển chính thức và nhiều khó khăn khác khiến các chuyên gia nghi ngờ tính khả thi của đồng tiền này.

Đây không phải lần đầu tiên đại diện một nước thành viên BRICS lên tiếng về việc giảm tầm ảnh hưởng của đồng USD trong thương mại toàn cầu. Thực tế, ngay từ những năm đầu sau khi nhóm này thành lập vào năm 2009, việc phát hành đồng tiền chung để không phụ thuộc vào đồng USD đã là một trong những ưu tiên chính sách của BRICS.

  • Nga nêu điều kiện tiên quyết cho các nước vào nhóm BRICS

  • Malaysia nộp đơn xin gia nhập khối BRICS

  • Tham vọng gia nhập BRICS của Thái Lan

Nỗ lực trên được nhắc đến nhiều hơn trong những năm gần đây khi Mỹ và các nước phương Tây tăng cường sử dụng đồng USD làm công cụ trừng phạt kinh tế của một số nước thành viên BRICS mà tiêu biểu là Nga và Trung Quốc.

Hơn nữa, việc tỉ giá giữa đồng USD với các đồng tiền khác liên tục tăng thời gian gần đây càng "tiếp lửa" cho mong muốn tách khỏi đồng USD. Xét theo tư cách tập thể, năm 2022 khối BRICS là nền kinh tế xuất siêu lên đến 387 tỉ USD. Do đó, việc đồng USD tăng giá có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của các nước này trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường quốc tế - điều không nước nào mong đợi.

Trước tình hình đó, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 năm 2022, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố nhóm này dự định sẽ phát hành "đồng tiền dự trữ toàn cầu mới" và sẵn sàng làm việc cởi mở với tất cả đối tác thiện chí.

Đến Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 vào tháng 8-2023, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cũng nhấn mạnh sự cần thiết của đồng tiền chung BRICS nhằm giảm tác động của biến động tỉ giá đồng USD lên các nước thành viên nhóm này.

Tuy nhiên, bất chấp những lời kêu gọi trên, đến nay vẫn chưa có một lộ trình cụ thể chính thức nào cho việc phát hành đồng tiền chung BRICS.

Đồng tiền chung khối BRICS thách thức đồng USD

Theo tạp chí Foreign Policy, khác với các đồng tiền trong quá khứ, đồng BRICS hoàn toàn có khả năng làm lung lay vị trí của đồng USD trong thương mại quốc tế. Với việc xuất siêu lên đến hàng trăm tỉ USD, tự thân các nước BRICS đã có thể đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nhau.

Về bản chất, BRICS là tập hợp các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới. Sự đa dạng vị trí địa lý khiến danh mục xuất khẩu hàng hóa các nước thành viên trong nhóm cũng rất khác nhau và bổ sung tốt cho nhau.

Đây là sự tương phản lớn với bất kỳ đồng tiền chung nào trước đó, tiêu biểu là đồng euro của Liên minh châu Âu (EU). EU là tập hợp các nước có chung đường biên giới, dẫn đến điều kiện địa lý cũng tương đồng và tính bù trừ trong danh mục sản xuất giữa các nước kém hơn BRICS nhiều.

Chính tiềm năng giao thương to lớn giữa các nước BRICS mở ra không gian sử dụng khổng lồ cho đồng tiền chung của nhóm này. Hơn nữa, tiềm năng này không chỉ giới hạn trong chín nước thành viên hiện tại. Mỗi thành viên BRICS đều là đầu tàu kinh tế trong khu vực địa lý của mình, hoàn toàn có thể lôi kéo các quốc gia lân cận sử dụng đồng tiền chung của nhóm.

Tuy nhiên, việc thành lập đồng tiền chung không hề đơn giản. Giống như đồng euro và Ngân hàng trung ương châu Âu, một đồng tiền chung BRICS cũng cần có một ngân hàng trung ương đa quốc gia. Quá trình thành lập ngân hàng dạng này vô cùng phức tạp và tốn thời gian, song cũng không phải bất khả thi.

Vấn đề địa chính trị giữa một số nước thành viên BRICS cũng là điều cần cân nhắc. Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã luôn âm ỉ trong nhiều thập niên qua, trong khi Ai Cập và Ethiopia cũng có không ít mâu thuẫn lợi ích chiến lược liên quan đến nguồn nước sông Nile. Tuy nhiên, những lợi ích kinh tế BRICS mang lại một lần nữa có thể giúp các quốc gia vượt rào cản trên để tạo khu vực đồng tiền chung.

Hầu hết chuyên gia cho rằng dù đồng tiền chung BRICS có được các nước đón nhận rộng rãi thì vị thế số 1 của đồng USD trong thương mại quốc tế vẫn gần như không bị lay chuyển. Mỹ vẫn đang là nền kinh tế đứng đầu thế giới và tính uy tín, bền vững của đồng USD trong thương mại quốc tế đã được chứng minh và hoàn thiện trong nhiều thập niên.

Song nếu thành công thì đồng tiền chung BRICS vẫn hoàn toàn có thể thay đổi cục diện thương mại quốc tế khi biến trật tự tiền tệ toàn cầu từ chỗ đơn cực thành đa cực - một bước nhảy vọt trong tiến trình phi USD hóa.

Con dao hai lưỡi mang tên USD

Tạp chí Foreign Policy cho rằng dù là công cụ đắc lực để Washington củng cố vị thế siêu cường quốc tế của mình, đồng USD vẫn là con dao hai lưỡi nhiều người Mỹ cần dè chừng.

Một mặt, việc tăng giá đồng USD giúp Chính phủ Mỹ tăng độ "sát thương" của các biện pháp trừng phạt kinh tế lên nước khác. Mặt khác, đối tượng chịu tổn thương đầu tiên của động thái này lại có thể là chính người Mỹ.

Đồng USD tăng giá đồng nghĩa giá trị hàng hóa và dịch vụ Mỹ so với thế giới tăng, vô hình trung khiến kim ngạch xuất khẩu của Mỹ giảm. Điều này hoàn toàn có thể dẫn đến giảm số việc làm của người Mỹ và rộng hơn là nền kinh tế nước này.

Có thể bạn quan tâm
Ôtô đâm vào đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary rời trận đấu Euro

Ôtô đâm vào đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary rời trận đấu Euro

16:10 25/06/2024

Ôtô của người dân va chạm với đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary rời sân vận động, khiến một cảnh sát dẫn đường thiệt mạng.

Argentina bắt 7 nghi phạm nhóm Hồi giáo cực đoan đang âm mưu tấn công khủng bố

Argentina bắt 7 nghi phạm nhóm Hồi giáo cực đoan đang âm mưu tấn công khủng bố

09:30 18/08/2024

Những nghi phạm Hồi giáo cực đoan đang lên kế hoạch tấn công chống lại cộng đồng phương Tây ở Mendoza, Argentina.

Thông điệp về vai trò trung tâm của ASEAN tại Pháp

Thông điệp về vai trò trung tâm của ASEAN tại Pháp

07:20 09/08/2024

Sáng ngày 8/8, trên cương vị Chủ tịch luân phiên của Ủy ban ASEAN tại Paris (ACP), Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp long trọng tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN và Tiếp tân nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-2024).

Tổng thống Argentina gọi người đồng cấp Colombia là 'khủng bố'

Tổng thống Argentina gọi người đồng cấp Colombia là 'khủng bố'

16:20 29/03/2024

Tổng thống Milei gọi người đồng cấp Petro là 'sát nhân khủng bố', khiến Colombia tức giận trục xuất toàn bộ nhà ngoại giao Argentina.

Ông Putin ký sắc lệnh gọi 150.000 công dân đi nghĩa vụ

Ông Putin ký sắc lệnh gọi 150.000 công dân đi nghĩa vụ

20:00 31/03/2024

Tổng thống Putin ký sắc lệnh mới, yêu cầu 150.000 nam giới thực hiện nghĩa vụ quân sự theo luật định trong kỳ tuyển quân mùa xuân thường niên.

Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Arab: Củng cố tiếng nói chung

Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Arab: Củng cố tiếng nói chung

23:20 30/05/2024

Các nhà lãnh đạo Ai Cập, Bahrain, Tunisia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình từ ngày 29/5-1/6, trong đó tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 10 Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Arab tại Bắc Kinh vào ngày 30/5.

Binh nhất Mỹ đối mặt 16 năm tù vì vụ khủng hoảng tài liệu mật

Binh nhất Mỹ đối mặt 16 năm tù vì vụ khủng hoảng tài liệu mật

08:00 05/03/2024

Jack Teixeira, binh nhất làm lộ loạt tài liệu mật của Mỹ, đồng ý nhận cáo buộc về phát tán thông tin và đối mặt án tù gần 17 năm.

Hàn Quốc dọa treo bằng hàng nghìn bác sĩ đình công

Hàn Quốc dọa treo bằng hàng nghìn bác sĩ đình công

18:50 27/02/2024

Giới chức Hàn Quốc dọa treo bằng hàng nghìn bác sĩ tham gia đình công tập thể, trong khi Tổng thống Yoon quyết tâm thực hiện kế hoạch cải cách ngành y.

Khai giảng lớp tiếng Việt đầu tiên tại Myanmar

Khai giảng lớp tiếng Việt đầu tiên tại Myanmar

08:40 26/05/2024

Ngày 25/5, tại Đại học Ngoại ngữ Yangon (YUFL), Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Lý Quốc Tuấn cùng ông Gyi Shwin, Hiệu trưởng Trường YUFL khai giảng lớp học tiếng Việt đầu tiên.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới