Ngày 23/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bác bỏ ý tưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine trong trường hợp ngừng bắn với Moscow
![]() |
Người phát ngôn BỘ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. (Nguồn: TASS) |
Bà Zakharova nói rõ: "Bất kỳ sự can thiệp nào của lực lượng NATO vào Ukraine đều có nguy cơ làm leo thang xung đột ngoài tầm kiểm soát. Kịch bản này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Nga".
Tin liên quan |
![]() |
Quan chức ngoại giao Nga đề cập các tuyên bố gần đây của Thủ tướng Anh Keir Starmer và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius về khả năng hai nước này có thể đóng góp quân cho lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/1, cho biết với tư cách là đối tác NATO lớn nhất ở châu Âu, Đức "rõ ràng sẽ đóng vai trò quan trọng" trong việc triển khai lực lượng và vấn đề này sẽ được thảo luận vào thời điểm thích hợp.
Trong khi đó, Thủ tướng Starmer tuyên bố hôm 16/1 rằng, Anh đã thảo luận về ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình với các đồng minh khác và London "sẽ tham gia đầy đủ".
Ngày 21/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, cần ít nhất 200.000 quân nhân trong lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu để ngăn chặn một cuộc chiến dịch quân sự mới của Nga sau bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào.
Bên cạnh đó, nhắc lại cuộc họp của Ủy ban quân sự NATO tại Brussels (Bỉ) hồi đầu tháng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo các nước tham gia sự kiện này nên cân nhắc liệu có đáng để gắn số phận của họ với liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương hay không.
Theo Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Rob Bauer, Tổng tham mưu trưởng các nước Armenia, Kazakhstan, Azerbaijan, Ukraine và 23 quốc gia đối tác khác đã tham gia cuộc họp nói trên.
Bà Zakharova cho rằng, dù ban đầu, NATO đưa ra đề xuất hợp tác, song cuối cùng sẽ dẫn đến sự can thiệp của liên minh quân sự vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, thay đổi chính sách đối ngoại cũng như phá hủy bộ quy tắc quốc gia.
Ngày 1-9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã bắn hạ 158 máy bay không người lái của Ukraine tại 15 khu vực, trong đó có 9 chiếc trên bầu trời Matxcơva và các vùng xung quanh.
Việc tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng TICAD là thông điệp mạnh mẽ về cam kết đồng hành với châu Phi - khu vực đang thu hút sự chú ý của nhiều cường quốc hiện nay.
Ngày 17/11, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn cán bộ, nhân viên Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội về tham quan khu du lịch Hồ Núi Cốc và giao lưu, gặp gỡ với Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên.
Barry Romo, cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam và dẫn đầu phong trào phản chiến năm 1971, đã qua đời tại Chicago ở tuổi 76.
Đại sứ Nguyễn Văn Trung cho biết sẽ làm hết sức mình để khai thác tối đa tiềm năng và dư địa hợp tác Việt Nam-Fiji trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và lợi ích song trùng.
Ngày 25-9, cảnh sát Ý thông báo đã bắt 61 người ở 4 quốc gia và thu giữ 60 triệu euro (67,1 triệu USD) sau cuộc điều tra về hoạt động buôn bán ma túy và rửa tiền quốc tế.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng việc Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Kiev là dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden đang lo lắng với tình hình Ukraine.
Nhóm 37 du khách Trung Quốc bị giữ nhiều giờ trong cửa hàng chăn ga gối nệm ở tỉnh Vân Nam, vì họ không mua bất cứ sản phẩm nào.
Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.