Điện Kremlin cảnh báo kế hoạch triển khai tên lửa của Mỹ tại Đức có thể khiến thủ đô các nước châu Âu trở thành mục tiêu của Nga.
"Châu Âu sẽ là mục tiêu của tên lửa Nga, nếu đất nước chúng tôi nằm trong tầm ngắm của tên lửa Mỹ ở châu Âu", Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, nói trên kênh truyền hình nhà nước Russia 1 ngày 13/7. "Chúng tôi có đủ khả năng ngăn chặn những tên lửa này, nhưng nạn nhân có thể là thủ đô của những quốc gia đó".
Ông Peskov cũng ám chỉ rằng cuộc đối đầu như vậy có thể hủy hoại toàn bộ châu Âu, như cách Chiến tranh Lạnh làm Liên Xô tan rã. "Châu Âu không còn sống trong thời kỳ tươi đẹp nhất. Nếu họ chọn con đường như vậy, lịch sử lặp lại là điều không thể tránh khỏi", ông nói.
Nhà Trắng ngày 10/7 thông báo tại hội nghị thượng đỉnh NATO rằng Washington sẽ triển khai vũ khí tầm xa, trong đó có tên lửa hành trình Tomahawk, ở Đức từ năm 2026. Mỹ cho biết đây là biện pháp để tăng tính răn đe và năng lực phòng thủ của châu Âu.
"Việc triển khai vũ khí hiện đại sẽ chứng minh cam kết của Mỹ đối với NATO và những đóng góp của chúng tôi vào khả năng răn đe tích hợp của châu Âu", Nhà Trắng cho hay.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ca ngợi quyết định của Mỹ, bất chấp chỉ trích từ các thành viên đảng Dân chủ Xã hội của ông. Quyết định này đánh dấu sự trở lại của tên lửa hành trình Mỹ ở Đức sau 20 năm. Bảo vệ kế hoạch này, ông Scholz nói rằng "đó chỉ là biện pháp mang tính răn đe, bảo vệ hòa bình và là quyết định cần thiết, quan trọng vào đúng thời điểm".
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với đài truyền hình Deutschlandfunk rằng việc triển khai vũ khí của Mỹ giải quyết được "mức độ tụt hậu nghiêm trọng trong năng lực quân sự của Đức". Quân đội Đức hiện không có tên lửa tầm xa phóng từ mặt đất và chỉ có tên lửa hành trình phóng từ máy bay.
Trong khi đó, Điện Kremlin chỉ trích động thái này, cáo buộc Washington đang thúc đẩy Chiến tranh Lạnh mới và trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/7 cho biết Bộ trưởng Andrei Belousov đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin, thảo luận về giảm nguy cơ leo thang có thể xảy ra.
Đáp lại lời cảnh báo của Điện Kremlin, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington và NATO "không tìm kiếm xung đột quân sự với Nga, nhưng bất kỳ hành động nào trực tiếp chống lại đồng minh NATO đều sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ".
Mỹ từng triển khai tên lửa đạn đạo Pershing ở Tây Đức trong thập niên 1980, thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, gây ra những cuộc biểu tình rộng khắp với sự tham gia hàng trăm nghìn người. Tên lửa Mỹ tiếp tục được triển khai trong suốt thời kỳ Đức thống nhất đất nước và đến những năm 1990. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã giảm đáng kể số lượng tên lửa triển khai ở châu Âu, khi mối đe dọa từ Nga giảm.
Các nước NATO, dẫn đầu là Mỹ, đã tăng cường khả năng phòng thủ của liên minh ở châu Âu sau khi Nga bắt đầu chiến dịch ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022.
Thùy Lâm (Theo AFP)
Mỹ cho rằng hai căn hộ sang trọng ở New York của cựu thủ tướng Mông Cổ Batbold được mua bằng tiền tham nhũng và đang tìm cách tịch thu.
Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đã tiếp nhận hơn 100 công dân bị giới chức Campuchia bắt và trục xuất với cáo buộc đánh bạc.
Ngày 13/6, đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền của Nam Phi cho biết đã đạt được thỏa thuận với một số đảng khác để thành lập liên minh, sau khi không giành được đa số tuyệt đối trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5.
Quan hệ giao lưu giữa người dân Việt Nma-Hà Lan đã bắt đầu từ lâu trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973...
Gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết sẽ trình bày kế hoạch nhằm buộc Nga phải đi đến hòa bình, kết thúc xung đột chậm nhất là vào năm 2025.
Em gái ông Kim Jong-un chỉ trích việc các thành viên Hội đồng Bảo an lên án vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng, cho rằng điều này vi phạm quyền của Triều Tiên.
Sáng nay 11/4, giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 chính thức diễn ra tại Cửa khẩu quốc tế hữu nghị Lào Cai với lễ đón đón đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc sang tham dự các hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ giao lưu.
Houthi nhiều tháng qua đẩy Mỹ vào thế bị động khi phải liên tục dùng tên lửa đắt tiền bắn hạ UAV giá rẻ, buộc Washington phải tung đòn tập kích răn đe.
Mỹ thúc giục Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình với Triều Tiên để cố gắng hạn chế sự hợp tác của Triều Tiên với Nga nhằm chống lại Ukraine.