Em gái ông Kim Jong-un chỉ trích việc các thành viên Hội đồng Bảo an lên án vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng, cho rằng điều này vi phạm quyền của Triều Tiên.
"Tôi lấy làm tiếc trước việc Hội đồng Bảo an đã biến thành vùng đất vô pháp, nơi chủ quyền của các quốc gia độc lập bị vi phạm trắng trợn", bà Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cho biết trong tuyên bố ngày 30/11.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 27/11 triệu tập phiên họp để thảo luận về việc Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát quân sự một tuần trước đó. Trong phiên họp, một quan chức cấp cao LHQ nói với hội đồng rằng nghị quyết của Hội đồng Bảo an cấm Bình Nhưỡng tiến hành các vụ phóng bằng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield gọi vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên là hành động "bất hợp pháp" đe dọa các nước láng giềng. Tuy nhiên, bà nhắc lại đề nghị đối thoại không cần điều kiện tiên quyết của Mỹ, nói rằng Bình Nhưỡng "có thể chọn thời điểm và chủ đề".
Theo bà Kim Yo-jong, những chỉ trích nhằm vào vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên là lập luận "sai lầm", phủ nhận "quyền chủ quyền" của Bình Nhưỡng.
"Chủ quyền của một quốc gia độc lập không bao giờ có thể là chủ đề để thương thảo, do đó Triều Tiên sẽ không bao giờ ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ theo cách đó", bà nói, đề cập cam kết của Bình Nhưỡng về phát triển vệ tinh. "Triều Tiên sẽ tiếp tục thực hiện các quyền chủ quyền không bị hạn chế trong tương lai".
Nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an cấm Triều Tiên thực hiện bất kỳ vụ phóng nào sử dụng công nghệ đạn đạo, như phóng vệ tinh và thử tên lửa. Triều Tiên lập luận họ có quyền chủ quyền phóng vệ tinh trinh sát và tên lửa đạn đạo để đối phó mối đe dọa quân sự do Mỹ dẫn đầu. Bình Nhưỡng coi các cuộc tập trận quân sự lớn giữa Washington và Seoul là hoạt động diễn tập cho xâm lược và thường phản ứng bằng các vụ thử vũ khí.
Bà Kim Yo-jong cho rằng cuộc họp của Hội đồng Bảo an được triệu tập theo "yêu cầu ngang ngược của Mỹ và đồng minh". Theo bà, Đại sứ Thomas-Greenfield trước tiên phải giải thích lý do khí tài chiến lược của Mỹ thường xuyên xuất hiện tại các cảng của Hàn Quốc, thay vì coi việc phóng vệ tinh của Triều Tiên là "bất hợp pháp".
Sau khi phóng vệ tinh trinh sát vào quỹ đạo, Triều Tiên tuyên bố đã chụp được ảnh các căn cứ quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, cũng như thủ đô Rome của Italy và Nhà Trắng. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng chưa công bố bất kỳ hình ảnh vệ tinh nào.
Huyền Lê (Theo AFP, ABC)
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra từ ngày 3-4/7 tại Astana (Kazakhstan) với chủ đề “Tăng cường đối thoại đa phương - theo đuổi hòa bình và phát triển bền vững”.
Tạp chí của Bộ Quốc phòng Nga cho rằng nước này có thể bị tấn công đồng thời trên nhiều mặt trận trong trường hợp xảy ra xung đột với 'kẻ thù'.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thị sát một căn cứ quân sự của Hạm đội phương Bắc trong khi một nhóm tàu chiến của Nga đã được triển khai tới Bắc Băng Dương.
Thủ tướng Pashinyan cho hay Armenia nhiều lần cảm thấy thất vọng vì đồng minh Nga và muốn xích lại gần hơn với phương Tây.
Mỹ triển khai 6 pháo đài bay tới Trung Đông, Triều Tiên phóng tên lửa ra Biển Nhật Bản, Israel tấn công hơn 100 mục tiêu Hamas và Hezbollah, kết quả bầu cử Mỹ có thể dẫn tới hoà bình hoặc chiến tranh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Vụ việc thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny tử vong, tình hình Dải Gaza và Biển Đỏ, diễn biến mới trong căng thẳng ở Bán đảo Triều Tiên, vụ thảm sát đẫm máu nhất lịch sử Papua New Guinea... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tham gia sự kiện, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch xác định đẩy mạnh công tác ngoại giao văn hoá là một trọng tâm công tác trong năm 2024.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/5.
Sở cảnh sát Arkon công bố video cho thấy sĩ quan Westlake gần như lập tức bắn vào tay một thiếu niên đang cầm súng đồ chơi chỉ sau một câu hỏi.