Quan chức Nga cho biết nước này sẽ "đáp trả phi đối xứng" sau khi có thông tin Washington cho phép Kiev dùng vũ khí Mỹ tấn công mục tiêu trên lãnh thổ.
"Quyết định của Tổng thống Joe Biden không ảnh hưởng đến hoạt động phòng thủ của chúng tôi theo bất cứ cách nào. Tuy nhiên, các mối đe dọa sẽ tăng lên đối với đối phương", Andrey Kartapolov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) ngày 31/5 cho biết. "Do quyết định này làm leo thang tình hình, chúng tôi sẽ đáp trả bất đối xứng".
Trước đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với hãng thông tấn RIA Novosti của Nga rằng Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ để phản công, nhắm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga đang đe dọa vùng Kharkov. Tuy nhiên, Mỹ vẫn cấm Ukraine dùng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS và các vũ khí tầm xa khác cho mục đích này.
Ông Kartapolov không nêu rõ Nga sẽ triển khai biện pháp "bất đối xứng" nào đáp trả quyết định của Mỹ. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết lãnh đạo chính phủ và quân đội Nga "đang thảo luận các biện pháp đối phó phù hợp".
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo các quốc gia thành viên NATO "phải nhận thức được họ đang đùa giỡn với điều gì" khi bàn về kế hoạch cho phép Ukraine "tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga" bằng vũ khí phương Tây viện trợ.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 31/5 hạ thấp lời đe dọa leo thang của Nga, cho rằng đây chỉ là nỗ lực của Moskva nhằm ngăn các thành viên NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine để tự vệ.
"Tôi hoan nghênh việc các đồng minh hỗ trợ Ukraine theo nhiều cách khác nhau", ông Stoltenberg nói. "Ukraine có quyền tự vệ, trong đó được phép tấn công mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga".
Ông Stoltenberg nói việc "Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công mục tiêu ở Nga không phải điều gì mới", do Anh đã viện trợ tên lửa hành trình cho nước này mà không kèm theo hạn chế nào.
Tổng thống Biden ra quyết định trong bối cảnh quân đội Ukraine đang chật vật đối phó cùng lúc với chiến dịch Kharkov và các đợt tiến công của Nga dọc theo chiến tuyến dài 1.000 km. Lực lượng Nga gần đây liên tục kiểm soát thêm nhiều khu dân cư và đạt lợi thế trên chiến trường.
Trong khi đó, dù vấn đề thiếu hụt vũ khí và đạn dược được giải quyết sau khi Mỹ thông qua gói viện trợ 61 tỷ USD, quân đội Ukraine vẫn đối mặt khó khăn về nhân lực khi không thể tuyển đủ quân để bổ sung lực lượng và luân chuyển các binh sĩ mệt mỏi, kiệt sức trên tiền tuyến.
Nguyễn Tiến (Theo RIA Novosti, Reuters)
Bộ Quốc phòng Belarus ngày 6/7 thông báo nước này và Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc tập trận chung chống khủng bố từ 8-19/7 tại quốc gia Đông Âu.
Bà Harris gặp Tổng thống Zelensky lần thứ ba trong năm nay và chỉ trích quan điểm của một số người Mỹ muốn Kiev phải từ bỏ lãnh thổ.
Chiều 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan sau cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) diễn ra ở Moscow cùng ngày.
Vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva, khiến ít nhất 137 người thiệt mạng hôm 22/3, là một trong những vụ khủng bố gây thương vong lớn nhất tại Nga trong 25 năm qua.
Ngày 25/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, 31.000 binh sĩ nước này đã thiệt mạng kể từ khi xung đột giữa nước này với Nga nổ ra cách đây 2 năm.
Sáng 16/10, cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các Nguyên thủ Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) đã khai mạc tại thủ đô Islamabad, Pakistan.
Ngày 1/11, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Chang Ho Jin nhân dịp thăm Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại chiến lược về ngoại giao, an ninh và quốc phòng cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ năm.
Mỹ cho biết đang tìm kiếm một thỏa thuận ngoại giao để dân thường Israel - Lebanon được trở về nhà an toàn. Trong khi Israel cũng nhấn mạnh mong muốn giải pháp ngoại giao trong cuộc xung đột với Hezbollah.
Iran phóng hơn 100 UAV và tên lửa vào Israel trong đòn tấn công trực tiếp quy mô lớn nhằm đáp trả vụ không kích tòa lãnh sự ở Syria.