Một tòa án ở Nga đã tuyên án 11 thành viên của phong trào “Công dân Xô Viết” với tội danh cực đoan, sau phiên tòa kéo dài gần hai năm.
Các thành viên của nhóm này tin rằng Liên Xô vẫn luôn tồn tại, do đó Liên bang Nga là chủ thể bất hợp pháp. Nói cách khác, nhóm này từ chối công nhận sự tồn tại của nước Nga và tự xem mình là công dân của Liên bang Xô Viết.
Điều này thể hiện ở việc họ từ chối tuân thủ luật pháp Nga, không trả các khoản vay ngân hàng và hóa đơn tiện ích, thậm chí coi thường các quan chức Nga.
Một số bị cáo lập luận rằng tòa án Nga thiếu tính hợp pháp và chỉ công nhận các thẩm phán Liên Xô.
Năm 2019, một tòa án tại Cộng hòa Komi (chủ thể của Liên bang Nga) đã tuyên bố nhóm Xô Viết là tổ chức cực đoan và cấm các hoạt động của nhóm này.
Tuy nhiên, giới chức Nga cho biết 11 bị cáo đến từ vùng Sverdlovsk của Nga vẫn tổ chức các buổi họp, tuyên truyền, phân phát tờ rơi, cũng như trốn thuế và các hóa đơn tiện ích.
Truyền thông Nga hôm 14-8 đưa tin các thành viên của tổ chức này đã bị kết án với tội danh tham gia vào một tổ chức công cộng bị cấm do hoạt động cực đoan, theo Bộ luật Hình sự Nga.
Hai kẻ cầm đầu bị kết án 6 năm tù, trong khi 9 người còn lại bị kết án 2 năm tù.
Theo các công tố viên Nga, nhóm Xô Viết cực đoan được thành lập vào năm 2010 bởi Sergey Taraskin, chủ một nha khoa tại vùng Zelenograd, Nga. Taraskin sinh ra tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan.
Liên bang Xô Viết chính thức tan rã vào tháng 12-1991, sau quyết định của các nhà lãnh đạo Nga, Belarus và Ukraine, bất chấp kết quả của cuộc trưng cầu ý dân.
Liên bang Nga trở thành quốc gia kế tục Liên Xô, cũng như kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
Trong khi đó, các nước cộng hòa khác từng thuộc Xô Viết lúc bấy giờ trở thành một quốc gia độc lập, bắt đầu khẳng định mình từ con số 0.
Mỹ và Iraq đã đạt thỏa thuận chấm dứt nhiệm vụ do Mỹ dẫn đầu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq. Thỏa thuận này sẽ dẫn đến việc quân đội Mỹ sẽ chuyển quân khỏi một số căn cứ lâu dài ở Iraq.
Chính quyền Biden cam kết chuyển giao quyền lực trong hòa bình; Bom dẫn đường Nga bắn trúng tòa nhà ở Kharkov gây ít nhất 30 thương vong.
Quan chức nhân quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo kế hoạch thiết lập vùng đệm an ninh của Israel tại Dải Gaza là 'tội ác chiến tranh'.
Quan chức Ba Lan nói NATO đang xem xét cách đối phó sự cố tên lửa Nga xâm nhập không phận, trong đó có hạ quả đạn bay quá gần biên giới.
Sáng 4/3, Thủ tướng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và thăm chính thức New Zealand.
Hạ viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo bỏ phiếu thông qua dự luật yêu cầu Tổng thống Biden đảo ngược lệnh dừng cung cấp một số loại bom cho Israel.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, ông Stoltenberg cho biết ban đầu liên minh quân sự này ước tính có thêm 2 quốc gia đạt được mục tiêu nêu trên.
Triều Tiên đe dọa trả đũa ngay lập tức nếu Hàn Quốc thả máy bay không người lái (drone) qua Triều Tiên, trong khi Hàn Quốc tố Bình Nhưỡng gắn thiết bị định vị GPS vào các bóng bay chứa rác.
Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn Tổng thống Ukraine cảnh báo lực lượng bị 'đình trệ', bộ ba 'ông lớn' tập trận ở vịnh Oman…là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.