TP.HCM nên tách khối THCS ra khỏi Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa hay chuyển sang thành trường liên cấp THCS-THPT không chuyên?
Sau công văn UBND TP.HCM gửi Bộ Giáo Dục và Đào tạo kiến nghị về việc tuyển sinh lớp 6 năm học 2024-2025 và giao Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM xây dựng dự án chuyển đổi mô hình Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho phù hợp Luật Giáo dục và quy định, nhiều câu hỏi đặt ra ngôi trường có hệ THCS "hot" nhất TP.HCM này sẽ chuyển đổi mô hình như thế nào?
Trao đối với Tuổi Trẻ Online, hiệu trưởng một Trường THPT tại TP.HCM cho biết khi đọc văn bản của UBND TP.HCM gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, họ thấy TP.HCM có thể chuyển đổi mô hình Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa theo hướng: khối THCS sẽ theo mô hình tiên tiến - hiện đại - hội nhập quốc tế; khối THPT vẫn là chuyên.
Rất khen khối THCS của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, vị hiệu trưởng này bày tỏ mong muốn TP.HCM sẽ giữ lại bậc THCS. Vì đây là nguyện vọng của nhiều phụ huynh, học sinh.
"Bởi từ lâu, hệ THCS tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cũng không dạy học theo hình thức chuyên mà dạy theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất năng lực học sinh" - vị hiệu trưởng này nói.
Chị Thủy - một phụ huynh có con đang học lớp 7 tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - cho biết: "Con tôi đang học tại đây, tôi thấy cách dạy học sinh tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa không phải theo hướng chuyên mà con học nhẹ nhàng, được tham gia nhiều hoạt động, kỹ năng. Vì thế, sau khi nghe nói trường chuyển đổi mô hình thì cần tách hệ THCS ra khỏi Trường THPT Trần Đại Nghĩa".
Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ Phạm Quang Huân - Nguyên phó viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) - cho biết ông rất hoan nghênh việc TP.HCM xây dựng dự án chuyển đổi mô hình của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho phù hợp với Luật giáo dục và các quy định chung.
"Việc chuyển đổi mô hình Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa nên bám theo Nghị quyết trung ương và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tinh thần không có trường chuyên bậc tiểu học, THCS" - thạc sĩ Phạm Quang Huân nói. Đồng thời, ông cũng cho biết có hai mô hình:
Thứ nhất, tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THCS Trần Đại Nghĩa và Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Trường THCS sẽ là trường dạy học theo hướng tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế. Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ dạy theo hướng chuyên. Việc tách này vẫn sẽ đảm bảo TP.HCM có thể xây dựng một trường mũi nhọn vì TP.HCM có cơ chế đặc thù.
Thứ hai, chuyển Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành trường liên cấp THCS - THPT Trần Đại Nghĩa. Mô hình này sẽ không còn tồn tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa nữa mà cả hệ thống THCS - THPT đều đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Với mô hình này, TP.HCM sẽ bỏ hệ chuyên. Điều này có lẽ sẽ gây tiếc nuối với phụ huynh, học sinh TP.HCM. Mặt khác, việc TP.HCM để bậc THCS trong Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa có lẽ với lý do để chuẩn bị nguồn học sinh cho các trường chuyên cũng như Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Vì thế ông Phạm Quang Huân cho rằng, TP.HCM có thể sẽ chọn mô hình tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành hai trường sẽ hợp lý hơn.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa được thành lập trên cơ sở Trường THPT Trần Đại Nghĩa vào năm 2000. Những năm qua, trường tuyển sinh cả hai hệ THCS và THPT. Hệ THCS của trường là một địa chỉ "hot" vì mong muốn cho học sinh vào đây của phụ huynh.
Trường này có hai cơ sở, cơ sở 1 tại Lý Tự Trọng - Quận 1; cơ sở 2 tại TP. Thủ Đức và là địa chỉ dạy của bậc THCS.
Do quy định không có hệ chuyên bậc THCS, TP.HCM đang kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo được tiếp tục tuyển sinh bậc THCS năm học 2024-2025 ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa với hình thức khảo sát.
Sau hơn 2 tháng triển khai thu phí tạm lòng đường vỉa hè, quận 1, TP.HCM nhận được sự đồng thuận của người dân, góp phần đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị.
Các hộ dân đang ở tại chung cư Tôn Thất Thuyết (lô C) quận 4, TP.HCM sẽ được xem xét bố trí quỹ căn hộ chưa sử dụng tại chung cư số 4 đường Phan Chu Trinh, quận Bình Thạnh, sau sự cố sập hành lang đe dọa an toàn tính mạng.
Hà Nội - Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng triển khai việc tặng quà hỗ trợ cho các hộ cận nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở năm 2024.
Tuyên Quang - Sau hơn 1 năm triển khai, dự án kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Lô đoạn qua xã An Khang (TP Tuyên Quang) vẫn đang...
Bị CSGT xử phạt về hành vi chở sắt, thép cồng kềnh, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, nhiều người chở thuê cho rằng đã chằng, buộc kỹ và than thở vì cuộc sống khó khăn nên mới nhận vận chuyển.
Tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai bày tỏ vui mừng về quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp
4 đối tượng khai nhận từ TPHCM đến Long An tìm “con mồi” để cướp tài sản rồi bán lấy tiền chia nhau tiêu xài. Nhóm đã gây ra hàng...
Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện một số vụ việc nhiều xe ô tô bị tạt sơn hay dán, vẽ bậy lên xe khi đỗ trước cửa hàng hay cổng nhà người khác, gây ra nhiều tranh cãi trái chiều. Vậy, thế nào là đỗ xe ngoài đường sai quy định và hành vi tạt sơn hay dán, vẽ bậy lên xe ô tô của người khác sẽ bị xử lý theo pháp luật ra sao? Liên quan đến tình huống pháp lý trên, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật tư vấn...
Ninh Bình - Tối 3.5, một người phụ nữ điều khiển xe máy lên cầu Kim Chính (thuộc xã Kim Chính, huyện Kim Sơn), sau đấy bất ngờ trèo lên...