Nắm tay lần nữa cho hòa bình

13:30 02/05/2023

Cứ đến tháng 4, như đã thành thông lệ, lòng người Việt Nam đang ở bất kỳ nơi đâu cũng bất giác ngẫm suy về hòa bình.

Bức ảnh “Hai người lính” của nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành chụp tại Quảng Trị vào tháng 4-1973 trở thành một biểu tượng của hòa bình - hòa hợp - hòa giải

Tháng 4 này, cuộc xung đột đã biến thành chiến tranh ngày một ác liệt giữa Nga và Ukraine lại càng làm bùng lên cảm thức sâu thẳm về hòa bình, khát khao mãnh liệt về hòa bình hơn bao giờ. Hòa bình - giá trị, thước đo của sự văn minh mà toàn thể nhân loại hướng đến xuyên suốt hàng ngàn năm qua.

Cách đây 50 năm, chiến sự ở Việt Nam vẫn diễn ra ác liệt song song với hội nghị Paris nhằm tìm kiếm các giải pháp kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình. Hiệp định Paris được ký kết năm 1973 được xem là bước khởi đầu của nền hòa bình Việt Nam. Mặc dầu vậy, phải đến hai năm sau, ngày 30-4-1975, chiến tranh mới chấm dứt, đất nước mới thống nhất.

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới. Ngày nay, mỗi khi nhắc đến các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan hay Nga - Ukraine đang diễn ra thì ký ức, bài học về chiến tranh Việt Nam vẫn thường xuyên được cả thế giới nhắc nhớ.

Điều đó cũng nhắc nhở những việc hệ trọng thời hậu chiến mà người Việt Nam chúng ta phải đối diện và học hỏi để kiến lập nền hòa bình, thịnh vượng cho riêng mình. Để có hòa bình phải qua chiến tranh, và gìn giữ vun đắp hòa bình cũng chẳng hề đơn giản.

Sau gần 50 năm, Việt Nam đã thiết lập mới nhiều mối quan hệ với bạn bè quốc tế, trong đó có những nước từng ở phía đối phương, các hợp tác song phương được tăng cường nhằm thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau.

Tuy nhiên, ngay trong đời sống xã hội Việt Nam hôm nay, những vết thương tinh thần của chính người Việt vẫn còn những nhói buốt cần được chữa lành.

Là người nghiên cứu nhân học, thường xuyên tiếp xúc và trò chuyện với nhiều người khác nhau, tôi thường ngạc nhiên khi nghe những người lớn tuổi kể về cuộc chiến Việt Nam đầy cảm xúc khác nhau, gọi tên ngày 30-4 với những tên gọi khác nhau tùy thuộc vào vị trí, chỗ đứng của họ, nhưng lại ít được nghe họ gọi ngày 30-4 là ngày hòa bình - hòa hợp - hòa giải, những danh từ mà chúng ta thường đọc được trên báo, nghe được trên đài.

45 năm sau, năm 2018, họ đã gặp lại nhau

Phải chăng nó chỉ tồn tại trên môi những người sinh ra, lớn lên trong hòa bình như tôi?

Tôi không có trải nghiệm về cuộc chiến tranh ngoài những câu chuyện kể và những bài học lịch sử trong sách giáo khoa. Nhưng là người Việt Nam, với gia đình, làng xóm, tôi vẫn cảm được những nỗi đau, mất mát, những hy sinh không thể cân đo đong đếm, và tôi tự tin rằng mình vẫn hiểu thấu giá trị quý báu của hòa bình, hòa giải.

Trong những câu chuyện về ký ức của cuộc chiến, thi thoảng tôi nghe được những cuộc chiến nhỏ hơn, ẩn núp trong từng gia đình, từng xóm làng nơi miền quê hay từng góc phố nơi đô thành.

Nỗi đau không chỉ trên thể xác mà khắc sâu trong lòng như lời bài hát: "Vết thương thịt da đã lành theo năm tháng, nhưng vết thương lòng mẹ vẫn còn nặng mang". Chiến tranh không chỉ mang đến chết chóc, đau thương mà còn mang đến ly tán và tạo ra những vách ngăn trong mối tương liên giữa những người đáng lẽ phải thương nhau.

Có những câu chuyện thật éo le. Nhiều gia đình có những người từng đứng khác chiến tuyến. Có gia đình, dòng họ đã ôm lấy nhau bằng tình máu mủ, nhưng cũng có gia đình phải xa cách tâm tư, những người chung dòng họ không thể cùng mâm cơm trong ngày giỗ chạp gia tiên. Quan niệm khác nhau có lúc đẩy mọi thứ vượt khỏi sự thân ái, bao dung, tin cậy của tình huyết thống và nghĩa đồng bào.

Tôi không rõ ở phương Tây những ký ức chiến tranh về Việt Nam được truyền tải như thế nào, nhưng theo số liệu của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - thành viên của Mạng lưới bảo tàng hòa bình thế giới, trước đại dịch COVID-19 có khoảng 500.000 khách phương xa tới tham quan bảo tàng.

Họ muốn tìm hiểu cuộc chiến năm xưa và đi tìm ý nghĩa, giá trị của hòa bình. Một số trường đại học trên thế giới cũng đã mở ngành đào tạo về hòa bình, và xem hòa bình - hòa giải như là một vấn đề cần nghiên cứu và đào tạo.

Trên thế giới, để bắt đầu một cuộc chiến, đôi khi người ta chỉ cần một nguyên cớ và ý chí của người lãnh đạo, và để kết thúc cuộc chiến thì cần nhiều giải pháp và sự dũng cảm của nhà lãnh đạo.

Vậy nhưng chiến tranh vẫn bắt đầu và kết thúc đơn giản hơn khi so sánh với việc thiết lập hòa bình. Để thấm được giá trị của hòa bình, người ta phải mất thật nhiều năm để học và thực hành giá trị về hòa giải và hòa hợp.

Với tất cả những trải nghiệm đau thương về chiến tranh của lịch sử Việt Nam, giá trị hòa bình - hòa giải cần được thực hành từ mỗi người, từ đời sống thường nhật lẫn đời sống học thuật.

Nỗi đau chiến tranh vẫn một lần nữa cần được xoa dịu, lòng người ly tán một lần nữa cần được chữa lành để tất cả mọi người Việt cùng chung tay cho một đất nước thịnh vượng từ nền tảng của giá trị hòa bình, hòa hợp và hòa giải.

Bức ảnh "Hai người lính" của nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành chụp tại Quảng Trị vào tháng 4-1973 trở thành một biểu tượng của hòa bình - hòa hợp - hòa giải. 45 năm sau, năm 2018, họ đã gặp lại nhau.

Có thể bạn quan tâm
Bí thư Hà Nội: Thành lập ngay Ban Chỉ đạo xử lý, khắc phục lũ lụt tại 3 huyện

Bí thư Hà Nội: Thành lập ngay Ban Chỉ đạo xử lý, khắc phục lũ lụt tại 3 huyện

07:00 31/07/2024

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu thành lập ngay “Ban Chỉ đạo xử lý, khắc phục lũ lụt tại 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất', do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm Trưởng Ban.

Đại tướng Lương Cường: Hải quân và Cảnh sát biển là chỗ dựa tin cậy của Nhân dân trên biển

Đại tướng Lương Cường: Hải quân và Cảnh sát biển là chỗ dựa tin cậy của Nhân dân trên biển

05:00 26/03/2023

Ngày 25/3, Đại tướng Lương Cường - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tới thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng 5 Hải quân và BTL Vùng Cảnh sát biển 4.

Nhiều quận, huyện tại TPHCM bị cúp nước cuối tuần này

Nhiều quận, huyện tại TPHCM bị cúp nước cuối tuần này

09:00 24/11/2023

Toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ và một số phường của quận 8, TP. Thủ Đức sẽ bị cúp nước vào đêm thứ 7 đến rạng sáng chủ nhật (26/11).

Bắt được nghi phạm vụ người đàn ông tử vong cạnh dây điện ở Hải Phòng

Bắt được nghi phạm vụ người đàn ông tử vong cạnh dây điện ở Hải Phòng

13:20 18/06/2023

Ngày 18.6, nguồn tin của Lao Động cho biết, cơ quan chức năng đã bắt được nghi phạm trong vụ người đàn ông tử vong cạnh dây điện ở phường...

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại 2 tỉnh

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại 2 tỉnh

09:20 05/11/2023

Trong tuần (từ 30/10 đến 4/11), Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Tỉnh ủy Sóc Trăng đã công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Thiếu nữ bị cháu họ hiếp dâm khi chở về trong đêm

Thiếu nữ bị cháu họ hiếp dâm khi chở về trong đêm

21:00 15/08/2024

Trên đường chở cháu họ về nhà lúc nửa đêm, một thiếu nữ ở Lai Châu bị cháu đe dọa, ép vào bãi đất trống rồi giở trò đồi bại.

Nguyên nhân cây cầu vượt hồ đầu tiên ở Hà Nội vắng người qua lại

Nguyên nhân cây cầu vượt hồ đầu tiên ở Hà Nội vắng người qua lại

11:00 02/04/2023

Dù đã gần 8 tháng được chính thức đưa vào hoạt động, nhưng cầu vòm thép Linh Đàm vẫn 'vô hình' trong mắt người dân.

Mức phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ công chức cấp xã

Mức phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ công chức cấp xã

07:30 02/07/2023

Bạn đọc hỏi: Mức phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ công chức cấp xã khi kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách là bao nhiêu?

Liên tiếp các vụ chết đuối, người Hà Nội vẫn vô tư tắm 'hồ tử thần'

Liên tiếp các vụ chết đuối, người Hà Nội vẫn vô tư tắm 'hồ tử thần'

07:10 23/05/2024

Mặc cho hồ Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) có độ sâu khó lường, nhiều người dân vẫn tụ tập, bơi giải nhiệt trong những ngày nắng nóng gay gắt đầu hè.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới