Nam sinh khiếm thị đến trường bằng ánh sáng của mẹ trúng tuyển 6 trường đại học

05:10 31/07/2024

TPO - 12 năm học, Đỗ Nam Khánh đến trường bằng ánh sáng yếu ớt từ đôi mắt khiếm thị của mẹ và lời đọc bài của bà vào mỗi đêm. Giờ đây, quả ngọt minh chứng cho sự cố gắng ấy là khi chàng trai trúng tuyển 6 trường đại học thuộc tốp đầu cả nước.

Đến trường bằng ánh sáng của mẹ

Đỗ Nam Khánh, năm nay tròn 18 tuổi. Em là cựu học sinh trường THPT Phan Đình Phùng (thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Chàng trai có gương mặt khôi ngô, nụ cười rạng ngời, nhưng số phận lại không may mắn, khi mắt em chỉ phân biệt được ngày, đêm. “Em và mẹ cùng bị khiếm thị. Nhưng mẹ vẫn còn nhìn rõ vật hơn. Đây là di chứng của chất độc da cam, bởi ông ngoại em từng tham gia kháng chiến trở về”, Nam Khánh nói.

Em Đỗ Nam Khánh - cựu học sinh trường THPT Phan Đình Phùng. Clip: Hoài Nam

Nam Khánh, sinh ra trong sự thiếu vắng tình thương của bố, mẹ là Nguyễn Thị Thanh Tình (39 tuổi) bị khiếm thị. Từ lâu, cuộc sống hai mẹ con nương nhờ bởi tình thương yêu, chăm sóc của ông bà ngoại và người thân trong gia đình. Trong căn nhà số 6, đường Võ Liêm Sơn ở phường Nam Hà (thành phố Hà Tĩnh), nơi gia đình Khánh sinh sống luôn ấm áp. Ở đó, có tiếng đọc chữ của bà, tiếng gọi của mẹ và giọng hát âm vang của Khánh mỗi ngày.

Chàng trai Đỗ Nam Khánh vui mừng khi vừa nhận được kết quả trúng tuyển 6 trường đại học.

Chàng trai Đỗ Nam Khánh vui mừng khi vừa nhận được kết quả trúng tuyển 6 trường đại học.

“Từ nhỏ, Khánh sinh ra đã bị khiếm thị bẩm sinh. Cuộc sống thế giới bên ngoài được phản chiếu qua tấm kính dày cộm. Những ngày đầu biết bệnh tình của cháu, bà Nguyễn Thị Lương (66 tuổi, bà ngoại Khánh) ôm Khánh chạy đến khắp các bệnh viện, thực hiện nhiều ca phẫu thuật, song vẫn không khả quan. Cho đến năm lớp 6, Khánh mất hẳn thị lực".

Kể từ đó, cuộc sống của cậu bé Khánh chỉ còn bóng tối. Những ngày đầu mất đi ánh sáng, Khánh nhốt mình ở 4 góc tường, cậu chỉ biết khóc, sợ đến mức bước chân chạm đất cũng không dám. Cứ thế, mất một thời gian khá lâu, Khánh mới định hình lại được cuộc sống. Khánh bắt đầu học chữ nổi, nghe nhạc, rồi đọc sách. Mắt không thể nhìn, Khánh biết, ánh sáng bằng tri thức là con đường duy nhất dẫn lối mình. Từ đó, cậu bắt đầu học và nụ cười của chàng trai khiếm thị cũng dần hiện lên trên khuôn mặt.

Suốt chặng đường học tập, Nam Khánh vinh dự nhận được nhiều giải thưởng. (Ảnh FB NV)

Suốt chặng đường học tập, Nam Khánh vinh dự nhận được nhiều giải thưởng. (Ảnh FB NV)

12 năm học, Khánh đến trường bằng thứ ánh sáng yếu ớt qua đôi mắt của người mẹ khiếm thị. Mỗi sáng sớm, khi cổng trường vừa mở, trống chưa đánh, mẹ con Khánh đã dẫn nhau đến trường. Cho đến cuối giờ, khi tiếng trống tan trường vừa dứt, từ đằng xa, mẹ Khánh đã đứng chờ phía ngoài cổng. Hình ảnh đó đã in đậm tâm trí cho biết bao giáo viên, học sinh cùng trang lứa nơi Nam Khánh theo học. Con đường đến trường đó là chặng đường bền bỉ cho sự nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ của hai mẹ con.

“Trước đây, mẹ chở em bằng xe đạp. Có những lúc đông người, sợ em ngã, mẹ phải dắt bộ, men theo lối mòn để về nhà. Còn đến cấp 3, có điều kiện hơn, mẹ sắm xe đạp điện, nhưng phải thiết kế chạy chậm nhất, vì mẹ không thể nhìn xa”, Khánh chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Lương thường ngày hỗ trợ đọc sách giáo khoa giúp Khánh bổ sung thêm kiến thức.

Bà Nguyễn Thị Lương thường ngày hỗ trợ đọc sách giáo khoa giúp Khánh bổ sung thêm kiến thức.

Chặng đường học tập của Khánh cũng nhờ có sự đồng hành, hỗ trợ của giáo viên, các bạn học sinh và đặc biệt là người bà ngoại. Dẫu đã bước đến tuổi 66, nhưng những năm qua, bà Nguyễn Thị Lương vẫn miệt mài ngồi bàn học cùng cháu. Mỗi đêm, trong ánh sáng lắt léo nơi bàn học, bà Lương mang chiếc kính lão, dí sách sát mắt rồi đọc to, đọc chậm từng từ trong sách giáo khoa. Đây là cách giúp Nam Khánh bổ sung thêm kiến thức sau mỗi giờ lên lớp.

Khánh nói, ánh sáng của mẹ không thể nhìn xa, chỉ đủ để thấy cậu lớn lên từng ngày và cũng chỉ đủ để dẫn em đến trường đi tìm con chữ. Còn mắt bà ngoại cũng dần mờ đi, nhưng vì Khánh, bà vẫn đồng hành, học, thức đêm cùng cháu.

“Em đi học, nhưng người bạn đồng hành cùng có bà, có mẹ theo sát 12 năm học. Nhờ đó em không cảm thấy mình đơn độc, lấy đó làm động lực để mình phấn đấu hơn”, Khánh chia sẻ trong xúc động.

Trúng tuyển 6 trường đại học

Học ở môi trường hoà nhập, Khánh vất vả hơn so với các bạn cùng lớp, nhưng không vì đó mà em tự ti. Thay vào đó em dùng đôi tai thính để nghe giảng, dùng trí để ghi nhớ, nên mỗi ngày đến lớp, Khánh luôn tập trung cao độ. Khánh cho biết, bản thân là người sống có nguyên tắc, kỷ luật, được bạn bè nhận xét là “khó tính”. Em tự tin nói mình chưa bao giờ đến lớp muộn dù chỉ 1 giây, hay mỗi lần tham gia hoạt động xã hội, em luôn thể hiện là người có trách nhiệm.

12 năm học với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Khánh đã thu quả ngọt khi trúng tuyển 6 trường Đại học thuộc top đầu cả nước bằng hình thức xét học bạ và tuyển thẳng. Theo đó, các trường Nam Khánh trúng xét tuyển gồm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm 1; Trường Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh

Khánh viết chữ Braille (chữ nổi) trên giấy mỗi khi học bài.

Khánh viết chữ Braille (chữ nổi) trên giấy mỗi khi học bài.

Khánh chia sẻ, khi nhận kết quả trúng xét tuyển 6 trường đại học, bản thân Khánh rất vui, hạnh phúc. Đây vừa là kết quả cho 12 năm đèn sách, nhưng cũng là bước tiến khó khăn cho bản thân, gia đình trong thời gian tới.

“Nhiều người khuyên em nghỉ học, ở nhà làm việc tại Hội người mù của thành phố. Nhưng em không muốn, bởi em muốn tiến xa hơn, muốn bước qua ranh giới an toàn của bản thân, muốn truyền cảm hứng đến cho mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh như em. Dẫu chặng đường phía trước sẽ khó khăn hơn bội phần, nhưng em tin mình sẽ vượt qua”, Nam Khánh chia sẻ.

Nam Khánh tiết lộ, bản thân thích hát, thích làm MC, muốn đứng trên sân khấu để truyền cảm hứng….giúp đỡ mọi người. Góp nhặt từ những sở thích đó, Khánh cho biết em quyết định theo học chuyên Ngành công tác xã hội, Trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội để thực hiện ước mơ.

Khánh ngồi giữa mẹ và bà ngoại, người đồng hành cùng em suốt những năm học.
Khánh ngồi giữa mẹ và bà ngoại, người đồng hành cùng em suốt những năm học.

“Em ví hành trình của mình như một hành trình thoát ké của một chú sâu bướm. Em đã từng ở trong vùng an toàn, chiếc ké cuả mình, sau này em tự tin và cởi bỏ cái tự ti của bản thân. Nếu em không cố gắng, không nỗ lực thì không có em của ngày hôm nay”, Khánh chia sẻ.

Những ngày qua, Khánh cùng người thân trong gia đình lên mạng tìm hiểu thông tin để thuê nhà trọ, ký túc để chuẩn bị cho Khánh nhập học. Và 4 năm đại học sắp tới, người tiếp tục sát cánh bên cạnh nam sinh là người mẹ.

Nhìn cháu trai, bà Nguyễn Thị Lương cười hiền, nhưng ánh mắt đầy nỗi lo toan: “Sắp tới, Khánh và mẹ cháu sẽ ra Hà Nội để nhập học. Bởi con gái và cháu đều bị khiếm thị, chỉ nghĩ đến là ứa nước mắt, không biết ra đó sẽ sống sao. Giờ mong muốn tìm được nhà trọ nào ở gần trường để hai mẹ con dễ dàng đi lại”.

Nam Khánh cũng lo lắng khi chặng đường học đại học tiếp theo sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Nam Khánh cũng lo lắng khi chặng đường học đại học tiếp theo sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Suốt chặng đường học, Nam Khánh vinh dự nhận được nhiều giải thưởng như đạt giải 3 cuộc thi “Ươm hạt giống tâm hồn”; Đạt giải nhì cuộc thi “Go with you” do mạng lưới khiếm thị Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Năm 2023, em là 1 trong 10 học sinh được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tuyên dương học sinh vượt khó.

Cũng trong năm 2023, Khánh là đại biểu nhỏ tuổi nhất, 1 trong 21 cá nhân tiêu biểu toàn tỉnh được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Và dấu ấn đặc biệt trong hành trình vượt qua nghịch cảnh của Khánh là vào năm 2024, được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi đang là học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng.

Có thể bạn quan tâm
Ám ảnh sự cố môi trường từ các dự án khai thác quặng thiếc

Ám ảnh sự cố môi trường từ các dự án khai thác quặng thiếc

11:40 14/07/2024

Những ám ảnh của người dân về sự kiện vỡ đập bãi thải khai thác thiếc 7 năm trước lại quay về khi nước sông Nậm Tôn đổi màu khiến cá chết hàng loạt.

Cầu Bưng thông xe 2 năm vẫn vướng mặt bằng đường dân sinh

Cầu Bưng thông xe 2 năm vẫn vướng mặt bằng đường dân sinh

19:50 19/07/2024

Cầu Bưng (quận Tân Phú - Bình Tân, TP.HCM) đã thông xe vào năm 2022, đến nay các đơn vị vẫn đang tập trung nghiệm thu, hoàn thành đường dân sinh...

Cao tốc Bắc - Nam bị 'nghẽn' vì trại heo đã được khơi thông

Cao tốc Bắc - Nam bị 'nghẽn' vì trại heo đã được khơi thông

16:40 13/05/2024

Sau thời gian vào cuộc quyết liệt, đơn vị giải phóng mặt bằng huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đã hoàn tất việc bàn giao một phần trại heo án ngự trên cao tốc Bắc - Nam, để nhà thầu triển khai thi công dự án.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa đã thẩm vấn hơn 50 bị cáo

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa đã thẩm vấn hơn 50 bị cáo

10:00 08/03/2024

Hôm nay 8-3, hội đồng xét xử dự kiến tiếp tục xét hỏi đối với các bị cáo còn lại trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong đó có bà Trương Mỹ Lan.

Tác động kinh tế từ căng thẳng Trung Đông

Tác động kinh tế từ căng thẳng Trung Đông

09:10 15/04/2024

Thị trường lóe lên những dấu hiệu xấu ngay từ đầu ngày 14-4 do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông, sau khi Iran phóng hơn 300 máy bay không người lái (drone) và tên lửa các loại để trả đũa Israel.

Không kích ở phía Nam thủ đô Sudan khiến 17 người thiệt mạng

Không kích ở phía Nam thủ đô Sudan khiến 17 người thiệt mạng

19:40 17/06/2023

Sở Y tế Khartoum nêu rõ quận Yarmouk là mục tiêu của cuộc không kích, ước tính ban đầu cho thấy 17 người thiệt mạng, trong đó có 5 trẻ em, có 25 ngôi nhà bị phá hủy.

Moldova trục xuất 45 nhà ngoại giao và nhân viên sứ quán Nga

Moldova trục xuất 45 nhà ngoại giao và nhân viên sứ quán Nga

22:40 26/07/2023

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Moldova, ông Igor Zaharov nêu rõ 45 nhà ngoại giao, nhân viên của Nga sẽ phải rời nước này trước ngày 15/8 và hiện Nga chưa có phản ứng gì trước thông tin này.

Pakistan: Vẫn phát hiện virus bại liệt trong môi trường ở Karachi

Pakistan: Vẫn phát hiện virus bại liệt trong môi trường ở Karachi

21:40 03/11/2023

Sau khi phát hiện virus bại liệt tại Karachi, thủ phủ tỉnh Sindh ở miền Nam Pakistan, cơ quan y tế địa phương đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa bại liệt trong các ngày từ 30/10 đến 3/11.

Nóng Sài Gòn: Cận cảnh giao thông tại vòng xoay Điện Biên Phủ sắp thu hẹp

Nóng Sài Gòn: Cận cảnh giao thông tại vòng xoay Điện Biên Phủ sắp thu hẹp

04:30 12/03/2023

Cận cảnh giao thông ở vòng xoay Điện Biên Phủ sắp thu hẹp; Hạnh phúc của những gia đình hiếm muộn tìm được con; Lý do du lịch Việt Nam chưa đủ...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới