Ngày 8/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức 'Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch cửa khẩu các tuyến biên giới đất liền'.
Biên giới quốc gia |
Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch cửa khẩu các tuyến biên giới đất liền do Bộ Ngoại giao chủ trì. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và đại diện các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải; Lãnh đạo 25 tỉnh biên giới đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Thị Hường và Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Thiếu tướng Lê Văn Phúc chủ trì Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã nêu bật tầm quan trọng của công tác quy hoạch và phát triển hệ thống cửa khẩu đối với sự phát triển, hội nhập của đất nước. Ngay từ năm 2020, Bộ Ngoại giao đã tích cực chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai nghiên cứu, xây dựng, trình và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới đất liền (các Quyết định số 1199/QĐ-TTg, 1200/QĐ-TTg, 1201/QĐ-TTg ngày 14/10/2023).
Các quy hoạch đã được phê duyệt có vai trò định hướng lộ trình phát triển hệ thống cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới đất liền trong trung hạn (đến năm 2030), gắn với tầm nhìn dài hạn (đến năm 2050) và xa hơn nữa; tạo khung pháp lý nội bộ quan trọng làm cơ sở cho các bộ, ngành và các tỉnh biên giới định hướng kế hoạch tổ chức, triển khai đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới phù hợp với quy hoạch cửa khẩu; chuẩn hóa và hiện đại hóa hệ thống cửa khẩu theo hướng xanh, sạch; từng bước phát triển hệ thống cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh, phù hợp với nhu cầu, mức độ hội nhập của đất nước.
Biên giới quốc gia |
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trao Bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác quy hoạch cửa khẩu biên giới. (Nguồn: UBBGQG) |
Việc triển khai mở, nâng cấp cửa khẩu, quản lý cửa khẩu cần tuân thủ Nghị định Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền (gọi tắt là Nghị định số 34/2023/NĐ-CP) và Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền (gọi tắt là Nghị định số 112/2014/NĐ-CP).
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã đi sâu trao đổi các nội dung sau: (i) Thực tiễn triển khai công tác mở/nâng cấp cửa khẩu tại địa phương; (ii) Những thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch, như: về nội bộ, khung pháp lý mở/nâng cấp cửa khẩu được kiện toàn. Về song phương, quan hệ giữa Việt Nam và các nước láng giềng thời gian gần đây phát triển tốt đẹp, giao lưu hữu nghị, hợp tác thực chất giữa địa phương hai bên biên giới sau đại dịch Covid-19 được thúc đẩy; nhu cầu giao thương, trao đổi hàng hoá giữa các nước tăng cao; Trung Quốc đang đẩy mạnh triển khai kết nối trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường”, đẩy mạnh triển khai Tuyến hành lang quốc tế mới về thương mại trên bộ, trên biển kết nối miền Tây Trung Quốc với các nước ASEAN; Hành lang kinh tế Đông – Tây đang được đẩy mạnh triển khai thực hiện…; (iii) Về khó khăn, vướng mắc trong công tác mở/nâng cấp cửa khẩu: cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu thiếu và yếu, khó khăn trong việc huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu và tính tương thích về quy hoạch, chiến lược phát triển cửa khẩu giữa ta với các nước láng giềng…
Thời gian tới, các địa phương cần: (iii) Nghiêm túc thực hiện các Quy hoạch đã được phê duyệt. Đối với các cửa khẩu nằm trong quy hoạch, căn cứ thứ tự ưu tiên được đề cập trong quy hoạch, kết hợp việc trao đổi thực tế, thống nhất với địa phương Trung Quốc, Lào và Campuchia. Trường hợp đặc biệt địa phương có nhu cầu mở cửa khẩu không nằm trong quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết, yêu cầu đối ngoại đặc thù Chính phủ sẽ xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể; đối với các trường hợp khác, địa phương cần chờ đến chu kỳ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tiếp theo (sau 5 năm); (ii) Vận hành hiệu quả hệ thống cửa khẩu hiện có theo đúng Quy hoạch và các quy định của Nghị định số 34/2023/NĐ-CP và Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; (ii) Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, bố trí bộ máy quản lý cửa khẩu.
Biên giới quốc gia |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo và kết luận tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Phát biểu chỉ đạo và kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch cửa khẩu các tuyến biên giới đất liền; đây là diễn đàn quan trọng để giải đáp các khó khăn, thắc mắc của địa phương trong thực tiễn triển khai công tác quy hoạch và phát triển cửa khẩu biên giới.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trọng tâm công tác quản lý, bảo vệ biên giới giữa ta và các nước láng giềng hiện nay đã chuyển từ giai đoạn phân giới cắm mốc sang hợp tác phát triển, cần nắm bắt cơ hội hợp tác để thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới.
Biên giới quốc gia |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Nguồn: UBBGQG) |
Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành và địa phương liên quan tăng cường nghiên cứu, rà soát, phối hợp với các nước đối tác láng giềng trong công tác quản lý, phát triển cửa khẩu, trong đó có mở/nâng cấp cửa khẩu. Các địa phương nghiêm túc triển khai quy hoạch, tập trung các công tác: (i) đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các cửa khẩu có nhu cầu mở/nâng cấp, để các bộ, ngành phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, đồng thời quản lý tốt cửa khẩu biên giới; (ii) phát huy vai trò của hệ thống cửa khẩu thông qua việc tăng cường kết nối đồng bộ hệ thống đường bộ và đường sắt với các tỉnh biên giới, khu vực nội địa của Trung Quốc, với khu vực ASEAN, cũng như các nước Trung Á; (iii) nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách kết hợp giữa Trung ương và địa phương để huy động nguồn lực, hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cả ở khu vực cửa khẩu và trong nội địa, thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển kinh tế cửa khẩu, đầu tư vào khu vực cửa khẩu, biên giới; bên cạnh đó cần nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch biên cương.
Biên giới quốc gia |
Tại phía bên ngoài Hội nghị, Bộ Ngoại giao trưng bày triển lãm ảnh về cửa khẩu của Việt Nam với ba nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Ngày 27/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cùng các nhà lãnh đạo của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Tunisia sẽ thăm Trung Quốc trong tuần này.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 4/7.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Malaysia, Thủ tướng Anwar Ibrahim sẽ thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 19-21/8.
NATO tổ chức tập trận hạt nhân thường niên Steadfast Noon trong hai tuần, Điện Kremlin cho rằng đây là động thái 'leo thang căng thẳng' giữa chiến sự Ukraine.
Ukraine đang thiếu trầm trọng cả nhân lực và đạn dược, khiến tuyên bố của nước này về ý định phản công Nga trong năm nay gây nhiều hoài nghi.
Ngày 9/12, Viện Nghiên cứu chiến lược, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ đối ngoại (Foset), Trung tâm thông tin - tư liệu và Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập đơn vị và 30 năm xuất bản tạp chí tại Học viện Ngoại giao.
Ngày 7/5, tại lễ tuyên thệ của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin đã có bài phát biểu nhậm chức và sau đó, ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
“Cộng hòa Artsakh” tự xưng tại Nagorno-Karabakh sẽ không còn tồn tại kể từ ngày 1/1/2024.
Theo báo cáo của Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) ngày 14/7, hoạt động buôn bán bất hợp pháp fentanyl, một loại chất giảm đau bị lạm dụng như ma túy, đã tăng mạnh trong năm nay.