Năm 2024, có 38 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị kỷ luật do để xảy ra hành vi tham nhũng. Trong khi đó, có 1 cán bộ nộp lại quà tặng cho đơn vị.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong vừa có báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Số liệu tính từ tháng 10-2023 đến 31-7-2024.
Theo đó, Chính phủ đánh giá công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong năm 2024 tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt và hiệu quả hơn, cả ở Trung ương và địa phương, được dư luận và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.
Trong đó, kết quả nổi bật là đã kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ, lãnh đạo quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý, phụ trách, vi phạm trách nhiệm nêu gương và những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm.
Báo cáo cho thấy năm 2024 có 38 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng. Trong đó có nhiều cán bộ thuộc diện Trung ương và cấp ủy địa phương quản lý.
Với 38 người này có 14 người bị khiển trách, 13 người bị cảnh cáo, 11 người bị cách chức.
Các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan cũng kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút.
Để phòng ngừa tham nhũng, trong kỳ báo cáo, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 18.574 văn bản; hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 5.797 văn bản về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
Các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 15.948 cuộc kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
Qua đó phát hiện 373 vụ việc và 692 người vi phạm; đã xử lý hành chính 218 người; chuyển xử lý hình sự 3 người; kiến nghị thu hồi hơn 292 tỉ đồng, thu hồi được 30,6 tỉ đồng.
Cũng trong kỳ báo cáo, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chuyển đổi vị trí công tác với 89.650 công chức, viên chức (đạt 96,16%).
Báo cáo chỉ rõ các bộ, ngành, địa phương đã chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền, lĩnh vực quản lý.
Đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại 86.417 cơ quan, tổ chức, đơn vị; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 1.087 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Đáng chú ý, năm 2024 có 1 trường hợp ở Khánh Hòa nộp lại quà tặng theo quy định cho đơn vị với số tiền 3,6 triệu đồng.
Cùng với đó, trong lực lượng công an đã có 53 lượt cán bộ, chiến sĩ không nhận hối lộ với số tiền trên 58 triệu đồng.
Về công tác kê khai tài sản, thu nhập, trong năm 2024 đã có 31.671 người kê khai lần đầu; 470.395 người đã kê khai hằng năm; 43.782 người đã kê khai bổ sung; 94.507 người kê khai phục vụ công tác cán bộ; 592.353 người đã được công khai bản kê khai.
Kết quả xác minh tài sản thu nhập năm 2023 cho thấy số người đã được xác minh trong kỳ là 16.351 người; có 8.884 người có sai sót về kê khai sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm nộp bản kê khai so với quy định…
Có 19 người bị kết luận không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và bị xử lý kỷ luật (xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; kỷ luật bằng hình thức cách chức…).
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ chỉ rõ một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện.
Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc.
Tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm chậm được khắc phục. Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ vẫn chưa thực chất.
Thời gian tới, cùng với tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, nâng cao trách nhiệm, vai trò người đứng đầu, sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết chấn chỉnh.
Xử lý tình trạng làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy, sợ sai không dám làm trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Ngày 13/5, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, đã có buổi khảo sát, làm việc tại tỉnh An Giang.
Một tài xế lái xe taxi Mai Linh tại Đà Nẵng đã đỡ đẻ thành công cho 1 sản phụ chuyển dạ khi đang trên đường tới bệnh viện.
Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa đề nghị truy tố 54 bị can trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' về 5 tội: Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, Nhận hối hộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đây là vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao, thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố liên quan. Trong vụ án này, ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ” quy định tại Điều 354...
Chiều 20.5, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an - đã tiếp Phó Tư lệnh Cảnh sát quốc gia...
Tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, tỉnh Bình Dương có ít nhất hai làn dành cho các loại xe ô tô và một làn dành cho xe máy. Thế nhưng tình trạng các xe ô tô lấn vào làn xe máy diễn ra như cơm bữa.
Tăng Văn Quảng cùng 31 đồng phạm giả công an gọi điện đe dọa người dân liên quan tổ chức lừa đảo, yêu cầu gửi thông tin tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương dự kiến tổ chức lễ cưới tập thể cho đoàn viên, người lao động vào tháng 4.2024. Đây là lần đầu tiên Liên...