Na Uy đã thả tàu hàng có thủy thủ đoàn là người Nga, bị bắt trước đó vì nghi liên quan việc gây hư hại cáp quang ở Biển Baltic.
"Không có phát hiện nào cho thấy con tàu liên quan đến hành động phá hoại. Cuộc điều tra sẽ được tiếp tục, nhưng chúng tôi thấy không có lý do để con tàu phải ở lại Tromso lâu thêm", luật sư của cảnh sát Ronny Jorgensen ngày 31/1 cho hay, đề cập tàu hàng treo cờ Na Uy mang tên Silver Dania có toàn bộ thủy thủ đoàn là người Nga.
Silver Dania khởi hành từ St. Petersburg, đang trong hành trình di chuyển trên Biển Baltic để đến Murmansk, khu vực thuộc Nga nằm trong vòng Bắc cực. Nó bị cảnh sát Na Uy chặn lại ngoài khơi bờ biển Tromso tối 30/1. Cảnh sát thành phố Tromso, miền bắc Na Uy, thông báo vụ bắt tàu diễn ra theo yêu cầu của chính quyền Latvia.
Con tàu thuộc sở hữu của tập đoàn Silver Sea, Na Uy, song toàn bộ 11 thủy thủ đều là người Nga. Chủ tàu khẳng định họ "không làm bất cứ điều gì sai trái", khi cảnh sát Na Uy khám xét con tàu và thẩm vấn toàn bộ thủy thủ đoàn.
"Tàu của chúng tôi di chuyển gần Gotland, nhưng không thả neo. Chúng tôi không làm gì sai, giới chức Na Uy đưa chúng tôi vào cảng để làm sáng tỏ việc chúng tôi không liên quan", Tormod Fossmark, lãnh đạo của công ty Silver Sea, cho hay.
Đại sứ quán Nga tại Oslo cho biết không thủy thủ nào bị bắt và họ cũng không liên lạc với sứ quán để đề nghị hỗ trợ.
Vụ bắt diễn ra sau khi Thụy Điển và Latvia hôm 26/1 thông báo một tuyến cáp quang thuộc sở hữu của trung tâm phát thanh và truyền hình nhà nước Latvia (LVRTC) nối đảo Gotland, Thụy Điển, với thị trấn Ventspils, Latvia, đã bị hư hỏng.
Cảnh sát biển Thụy Điển ngày 26/1 bắt tàu Bulgaria, tên là Vezhen và treo cờ Malta, ngoài khơi bờ biển đông nam Thụy Điển do nghi ngờ liên quan sự cố cáp quang của LVRTC. Công tố viên Thụy Điển đã mở một cuộc điều tra về "hành vi phá hoại nghiêm trọng" và hình ảnh con tàu do truyền thông Thụy Điển công bố dường như cho thấy một trong những mỏ neo của tàu bị gãy.
Alexander Kalchev, CEO của Navibulgar, công ty vận tải biển Bulgaria điều hành Vezhen, phủ nhận mọi liên quan. Tuy nhiên, công tố viên Mats Ljungqvist nói với hãng tin Thụy Điển TT rằng ông tin chắc Vezhen có liên quan.
Các quốc gia quanh Biển Baltic đang gấp rút tăng cường an ninh sau một số vụ hư hại cáp quang đáy biển xảy ra trong những tháng gần đây, nghi do bị phá hoại.
Các nước phương Tây nghi ngờ những sự cố đứt cáp quang biển liên quan đến "hạm đội ma của Nga", gồm hàng trăm tàu chở dầu không rõ chủ sở hữu đang giúp Moskva né lệnh trừng phạt.
NATO hồi đầu tháng triển khai chiến dịch Canh phòng Baltic, điều động nhiều hộ vệ hạm, máy bay tuần thám biển và thuyền không người lái để tăng cường năng lực giám sát, răn đe, bảo vệ các tuyến cáp và đường ống dưới Biển Baltic.
Huyền Lê (Theo AFP, TASS)
Các cuộc đàm phán kỹ thuật giữa Moscow và Kiev về thỏa thuận ngũ cốc có thể sẽ sớm diễn ra tại Istanbul, khi mà Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) đang nỗ lực phát triển các đề xuất để nối lại thỏa thuận này.
Trước những chuyến thăm quốc tế bất ngờ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban những ngày qua, Tổng thư ký NATO cho biết liên minh không thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.
Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 đang diễn ra tại Jakarta (Indonesia), Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã gặp lãnh đạo các nước Malaysia, Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines và Australia.
Học thuyết hạt nhân mới của Nga có 4 sửa đổi quan trọng, đáng chú ý nhất là hạ ngưỡng kích hoạt vũ khí hạt nhân trong đòn đáp trả.
Người biểu tình phản đối chính phủ Israel tuần hành đến nhà Thủ tướng Benjamin Netanyahu, đốt lửa trên con phố bên ngoài và kêu gọi ông từ chức.
Ngày 23/4, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, Chủ tịch nước này Kim Jong Un đã giám sát một cuộc tập trận mô phỏng 'cuộc phản công hạt nhân'.
Ngày 11/7, các bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan lần lượt là các ông Subrahmanyam Jaishankar, Than Swe và Maris Sangiampongsa đã có cuộc họp ba bên tập trung vào vấn đề ổn định biên giới và hỗ trợ nhân đạo.
Sau nhiều năm trong tình trạng quan hệ ngoại giao lạnh giá, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến thăm cấp Nhà nước kéo dài ba ngày, bắt đầu từ 28/10 tới Rabat theo lời mời của Quốc vương Morocco Mohammed VI.
Lực lượng Houthi tuyên bố hạ máy bay MQ-9 Mỹ trên bầu trời tỉnh Marib, đánh dấu chiếc Reaper thứ ba bị rơi tại Yemen trong hai tuần qua.