Washington yêu cầu Kiev rút dự thảo nghị quyết chỉ trích vai trò của Nga trong cuộc chiến tại Ukraine để thay bằng dự thảo mới do Mỹ đệ trình.
Theo báo Washington Post ngày 22-2 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa yêu cầu Kiev chủ động rút lại dự thảo nghị quyết Liên Hiệp Quốc do nước này khởi xướng, nội dung nhằm chỉ trích vai trò của Nga trong cuộc chiến tại Ukraine.
Nghị quyết bị Washington yêu cầu rút lại là văn bản mang tính "đến hẹn lại lên", được Ukraine khởi xướng hằng năm vào dịp kỷ niệm ngày nổ ra xung đột tại nước này.
Dự kiến vào ngày 24-2, khi cuộc chiến chính thức trải qua 3 năm, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết này.
Tuy nhiên, ngày 21-2, Washington bất ngờ yêu cầu Kiev rút lại đề xuất của mình. Thay vào đó, Mỹ sẽ đề xuất bản nghị quyết riêng, khác hoàn toàn và trình nó cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.
Dự thảo nghị quyết do Mỹ khởi xướng mang tên "Đường đến hòa bình", dài vỏn vẹn bốn dòng với 65 chữ.
Văn bản này "tiếc thương" những mạng sống Nga - Ukraine đã mất trong cuộc chiến, nhấn mạnh "mục tiêu cơ bản của Liên Hiệp Quốc" là duy trì hòa bình và dàn xếp các mâu thuẫn.
Bên cạnh đó, dự thảo của Mỹ cũng "yêu cầu kết thúc nhanh chóng cuộc xung đột và tăng cường đẩy mạnh hòa bình lâu dài giữa Ukraine và Nga".
Tuy nhiên, văn bản này thiếu vắng lập trường khẳng định Nga vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc về tôn trọng chủ quyền, không xâm phạm lãnh thổ các nước và yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức, vô điều kiện như các nghị quyết tương tự được chính Washington và Kiev khởi xướng và đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua trong 3 năm qua.
Theo Washington Post, Mỹ đã triệu tập Hội đồng Bảo an họp lúc 9h sáng 24-2 để biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết của mình, một tiếng trước khi Đại hội đồng họp để thông qua bản nghị quyết của Ukraine.
Phát biểu về động thái này, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết: "Mỹ đã đề xuất một nghị quyết đơn giản, mang tính lịch sử tại Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi yêu cầu tất cả nước thành viên ủng hộ nghị quyết này nhằm vạch ra con đường đến hòa bình".
Ông Rubio sau đó đã ký một chỉ thị yêu cầu tất cả phái đoàn ngoại giao của Mỹ trên thế giới vận động các nước ủng hộ nghị quyết của Mỹ và bỏ qua nghị quyết của Ukraine.
Washington Post dẫn lời một quan chức khẳng định nghị quyết của Mỹ "đã gây sốc" cho giới chức Kiev và châu Âu.
Trái với dự thảo của Mỹ, nghị quyết do Ukraine đưa ra dài hơn rất nhiều. Văn bản này chỉ trích rõ ràng việc Nga tấn công ra bên ngoài lãnh thổ của mình, cáo buộc Matxcơva vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật quốc tế, đồng thời nhấn mạnh chủ quyền của Ukraine trên toàn lãnh thổ.
Bản nghị quyết này cũng nhắc lại các phán quyết tạm thời chống lại Nga của Tòa án Công lý quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc, kêu gọi "cần thiết đảm bảo (Nga) chịu trách nhiệm với những tội ác nghiêm trọng nhất".
Bên cạnh đó, Kiev còn cảnh báo về sự tham gia của binh sĩ Triều Tiên tại Nga "dấy lên lo ngại nghiêm trọng về việc leo thang căng thẳng".
Về cơ bản, những nội dung trên hầu như trùng khớp với ba bản nghị quyết được thông qua năm 2022, 2023 và 2024. Những nghị quyết này đã luôn được chính quyền Mỹ dưới thời cựu tổng thống Joe Biden ủng hộ.
Tuy nhiên, theo quan chức nêu trên, chính quyền ông Trump nhận thấy một nghị quyết như vậy "mang tính đối đầu quá mức" với Nga và ít có khả năng tạo ra kết quả tốt.
Do đó Washington đã "yêu cầu Ukraine điều chỉnh để nghị quyết nhẹ nhàng hơn". Sau đó Washington đổi ý và quyết định ra một nghị quyết riêng.
Động thái yêu cầu Kiev rút nghị quyết đánh dấu bước thay đổi quan điểm đột ngột của Washington.
Một số nhà phân tích nhận định nó phản ánh quan hệ giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và ông Trump đã xuống rất thấp, đặc biệt sau cuộc khẩu chiến căng thẳng giữa hai người hồi đầu tuần.
Nhiều dấu hiệu cho thấy ông Zelensky đã từ chối thực hiện yêu cầu rút nghị quyết của Mỹ. Thay vào đó ông còn chỉ đạo Bộ Ngoại giao nước này giữ nguyên bản dự thảo, tiến hành vận động hành lang các đối tác ủng hộ bản nghị quyết của mình.
Theo Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha, ông đã trao đổi vấn đề này với người đồng cấp Anh và Hà Lan, qua đó nhận được sự ủng hộ của hai nước này.
Tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam làm Tổ trưởng, Giám đốc Sở Xây dựng làm Tổ phó; các thành viên là lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan và Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên. Tổ công tác có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất UBND TP về chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp tổng thể liên quan đến đầu tư tuyến đường sắt đô thị Đà Nẵng – Quảng Nam. Tổ sẽ xác định phạm vi nghiên cứu,...
Chiều 2/5, tại buổi họp báo trước thềm Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết một trong những điểm nhấn tại đại lễ là triển lãm công bố 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo đã được công nhận. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động tôn vinh di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Triển lãm khai mạc sáng 5/5 tại Học viện Phật giáo...
“Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu” là một trong những chủ đề nổi bật được đưa ra thảo luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế Đại lễ Vesak 2025.
Thông tư 001/2025 của Bộ Nội vụ quy định nội quy và quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức, có hiệu lực từ 1.5.
Trường THPT Đặng Thai Mai đã tự tháo dỡ tầng 4 của dãy phòng học 'không phép' đang trong giai đoạn hoàn thiện. Dù vậy, nhà trường mong muốn thành phố hỗ trợ, hướng dẫn để trường sớm hoàn thiện hồ sơ, giúp các em học sinh tiếp tục có cơ hội học tập.
Ông Bensalem Mohamed khẳng định, Đảng FLN luôn ghi nhớ sự ủng hộ của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Algeria.
Chuyến thăm Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến cột mốc lịch sử khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược. Đó cũng là tín hiệu tích cực cho hàng hóa Việt Nam trong nỗ lực tiến sâu hơn vào Trung Á và châu Âu.
Với việc sáp nhập Gia Lai và Bình Định, chính quyền đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm hành chính - chính trị cho tỉnh mới tại Khu kinh tế Nhơn Hội trên bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn.
Lực lượng chức năng Tây Ninh và Campuchia đã giải cứu thành công 2 nạn nhân và bắt giữ 3 đối tượng trong đường dây mua bán người xuyên biên giới.