Tổng thống Mỹ Biden và người đồng cấp Zelensky ký thỏa thuận an ninh 10 năm, nhằm tăng cường hỗ trợ Ukraine đối phó Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky ký thỏa thuận an ninh song phương 10 năm tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy ngày 13/6. "Các bên công nhận thỏa thuận này là cầu nối giúp Ukraine sau cùng sẽ trở thành thành viên NATO", theo nội dung thỏa thuận.
Trong trường hợp Ukraine bị tấn công hoặc đe dọa tấn công, các quan chức hàng đầu của Washington và Kiev sẽ họp trong vòng 24 giờ để bàn cách ứng phó, xác định Ukraine cần thêm biện pháp phòng thủ nào. Mỹ cũng tái khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
"Để đảm bảo an ninh của Ukraine, hai bên công nhận Ukraine cần có quân đội lớn mạnh và đầu tư bền vững vào công nghiệp quốc phòng, phù hợp với tiêu chuẩn NATO", thỏa thuận cho biết thêm. "Mỹ dự định hỗ trợ dài hạn về thiết bị, huấn luyện và cố vấn, tình báo, an ninh, công nghiệp quốc phòng, thể chế và các vấn đề khác để giúp phát triển lực lượng Ukraine đủ khả năng bảo vệ đất nước, răn đe các đợt gây hấn trong tương lai".
Ông Zelensky mô tả thỏa thuận an ninh với Mỹ là "chưa từng có".
Mỹ là quốc gia đi đầu trong nỗ lực hỗ trợ Ukraine kể từ khi xung đột giữa nước này với Nga bùng phát hồi tháng 2/2022. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington đã viện trợ quân sự khoảng 51,2 tỷ USD cho Kiev.
Trước Mỹ, Ukraine đã ký thỏa thuận an ninh song phương với 15 quốc gia trong đó có Nhật Bản, Latvia, Phần Lan, Canada, Italy, Anh, Đức, Pháp và Đan Mạch. Các thỏa thuận được cho là sẽ giúp Ukraine đảm bảo an ninh và ngăn chặn hành động "gây hấn mới" của Nga, đồng thời mở đường cho Kiev có thể gia nhập EU và NATO trong tương lai.
Tổng thống Zelensky tháng 9/2022 ký đơn xin gia nhập NATO, nỗ lực nhằm đảm bảo an ninh tương lai cho Ukraine. Tuy nhiên, các thành viên NATO vẫn chia rẽ về đề nghị của Ukraine, do lo ngại liên quan quy định về nguyên tắc phòng thủ tập thể theo Điều 5 trong hiến chương của khối.
Điều khoản này quy định các nước thành viên NATO sẽ phải cùng tham chiến nếu một quốc gia trong liên minh bị tấn công, nguy cơ đẩy khối đến gần một cuộc xung đột trực tiếp với Nga.
Như Tâm (Theo Reuters, AFP)
Theo Ukrinform, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết, nước này tiếp tục nỗ lực khôi phục Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen và chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/10.
Sáng 9/6 (giờ địa phương), cử tri trong cả nước Đức bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) lần thứ 10.
Nghị sĩ Mỹ cảnh báo Trung Quốc có đủ năng lực áp đảo hệ thống phòng thủ tại các căn cứ nước này ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Theo một tài liệu đăng trên trang web của chính phủ Nga ngày 29/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh tiến hành chiến dịch tuyển quân thường lệ vào mùa Thu này, kêu gọi 130.000 công dân đi nghĩa vụ quân sự theo luật định.
Nhiều lãnh đạo thế giới đã có thông điệp ủng hộ nhanh chóng với ông Trump trên mạng xã hội sau khi cựu tổng thống Mỹ bị bắn khi đang vận động tranh cử ở Pennsylvania hôm 13-7 (giờ Mỹ).
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước này sẽ nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của nước này theo luật biển quốc tế.
Nga phóng ít nhất 5 tên lửa đạn đạo nhằm vào Nhà máy Thiết giáp Mykolaiv, cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng ở miền nam Ukraine.
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Nga với phương Tây liên quan cáo buộc về vũ khí Triều Tiên, tình trạng bạo loạn ở thủ đô của Papua New Guinea, sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.