Mỹ truy tố một cựu nhân viên chính phủ với cáo buộc làm lộ thông tin tình báo tuyệt mật về kế hoạch trả đũa của Israel nhằm vào Iran.
Tài liệu tòa án được công bố hôm nay cho thấy Bộ Tư pháp Mỹ hôm 7/11 truy tố Asif W. Rahman với cáo buộc cố tình lưu trữ và phát tán thông tin mật về quốc phòng. Anh ta bị FBI bắt ở Campuchia hôm 12/11 và sẽ trình diện tòa ở Guam, trước khi được di lý đến bang Virginia để xét xử.
Theo một người am hiểu công việc của Rahman, anh ta từng làm việc cho CIA, cơ quan có trụ sở tại Virginia. Trong khi đó, tài liệu của tòa án chỉ nêu anh ta từng làm việc cho chính phủ. Rahman có giấy phép an ninh tuyệt mật và có thể tiếp cận thông tin nhạy cảm.
Tháng trước, hàng loạt tài liệu đề ngày 15/10 và 16/10 được tài khoản "Middle East Spectator" đăng trên Telegram. Những văn bản này đều đánh dấu tuyệt mật, kèm các ký hiệu cho thấy chỉ có giới chức Mỹ cùng các đồng minh trong nhóm tình báo Ngũ Nhãn gồm Anh, Australia, Canada và New Zealand mới được tiếp cận.
Loạt tài liệu mô tả những bước mà Israel đang chuẩn bị để tấn công Iran. Một trong số đó được cho là do Cơ quan Tình báo Không gian địa lý Quốc gia Mỹ (NGA) soạn thảo, đề cập tới hoạt động di chuyển đạn dược của Israel.
Một văn bản khác có nguồn gốc từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đề cập các cuộc tập trận của không quân Israel có sử dụng tên lửa không đối đất, được cho là để chuẩn bị cho chiến dịch nhằm vào những mục tiêu ở Iran. Thậm chí, có tài liệu gợi ý điều mà Israel luôn từ chối xác nhận, là Tel Aviv sở hữu vũ khí hạt nhân. Theo tài liệu này, Mỹ chưa ghi nhận bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Israel có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào Iran.
Chính phủ Mỹ sau đó đã mở cuộc điều tra sự việc, tập trung vào những người được tiếp cận các thông tin mật trên. Hiện chưa rõ động cơ rò rỉ tài liệu mật của Rahman.
Iran hôm 1/10 phóng khoảng 200 tên lửa vào Israel để trả thù cái chết của tướng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Abbas Nilforoushan, thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh và thủ lĩnh tối cao Hezbollah Hassan Nasrallah. Ngày 26/10, Israel tung đòn đáp trả, nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran.
Huyền Lê (Theo CNN, AFP)
Tỉnh Kursk của Nga nằm sát biên giới với Ukraine hứng chịu tập kích UAV và rocket, quan chức Nga thông báo lực lượng nước này đánh lui nhóm dân quân thân Kiev muốn xâm nhập tỉnh.
Ngày 21/2, Đại sứ Mỹ tại Sudan John Godfrey bày tỏ quan ngại về việc Iran vận chuyển vũ khí cho quân đội Sudan, quốc gia đang mắc kẹt trong nội chiến.
Trao đổi với đoàn viên, thanh niên Bộ Ngoại giao đầu năm 2023, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh tinh thần “phụng sự”. Hơn lúc nào hết, vào thời điểm này, trong bối cảnh thế giới và trong nước đều đứng trước những thay đổi mang tính bước ngoặt, Bộ Ngoại giao càng cần nêu cao tinh thần phụng sự nhân dân, địa phương, doanh nghiệp và ý thức đạo đức công vụ, bởi đây là nền tảng phát triển bền vững của ngành.
Từ ngày 30/6-1/7, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng, cùng lãnh đạo một số đơn vị liên quan trong Bộ thăm tỉnh Bình Phước, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác kiều bào và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia.
Kiev nói Moscow có thể động viên quân sự, UAV Đức bị bắn hạ, EU ra cảnh báo... là một số tin tức đáng chú ý về xung đột Nga-Ukraine.
Sáng 22/7, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo Triều Tiên đã phóng một số tên lửa hành trình hướng ra biển Hoàng Hải.
Ông Trump chọn Matt Gaetz, đồng minh hết mực trung thành, làm bộ trưởng tư pháp tương lai, dù ứng viên này gây nhiều tranh cãi ngay cả trong đảng Cộng hòa.
Ngày 13/2, quân đội Hàn Quốc cho biết sẵn sàng đáp trả 'mạnh mẽ' trước bất kỳ hành động khiêu khích nào của Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang gia tăng căng thẳng thông qua một loạt vụ thử vũ khí mới.
Theo KCNA, các cuộc thử nghiệm của Triều Tiên ngày 18-9 liên quan đến tên lửa đạn đạo chiến thuật mới Hwasongpho-11-Da-4.5.