Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ quan ngại về quyết định tạm dừng viện trợ nước ngoài của chính quyền ông Trump.
Trong tuyên bố ngày 27-1, ông Stephane Dujarric - người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, cho biết: "Tổng thư ký thấy quan ngại về thông báo tạm dừng viện trợ nước ngoài của Mỹ.
Tổng thư ký kêu gọi xem xét thêm các trường hợp miễn trừ để đảm bảo tiếp tục thực hiện các hoạt động nhân đạo và phát triển quan trọng cho những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trên khắp thế giới, những cộng đồng vốn có cuộc sống và sinh kế phụ thuộc vào sự hỗ trợ này".
Ngoài ra, ông Guterres mong muốn hợp tác với chính quyền mới của Mỹ về chuyện cung cấp sự hỗ trợ phát triển cần thiết cho những người đang phải vật lộn với những thách thức khó khăn nhất tại các quốc gia đang phát triển.
"Mỹ là một trong những nhà cung cấp viện trợ lớn nhất và điều quan trọng là chúng ta phải làm việc theo hướng xây dựng để cùng nhau định hình một con đường chiến lược phía trước", ông Stephane Dujarric nói thêm.
Theo Đài CNN, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đóng băng gần như tất cả các khoản viện trợ nước ngoài trên toàn thế giới, có hiệu lực ngay lập tức, vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh vào hôm 20-1.
Ông Trump đã ra lệnh tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài trong 90 ngày để đánh giá mức độ hiệu quả và phù hợp của các chương trình này với chính sách đối ngoại của ông.
Động thái này ảnh hưởng tới hàng tỉ USD tiền tài trợ từ Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) dành cho các chương trình trên khắp thế giới.
CNN dẫn một bức điện tín từ Ngoại trưởng Marco Rubio gửi cho các cơ quan ngoại giao Mỹ cho biết Washington chỉ miễn trừ cho việc viện trợ lương thực khẩn cấp và viện trợ quân sự nước ngoài cho Israel và Ai Cập. Còn các khoản viện trợ cho Ukraine và Đài Loan có thể bị tạm dừng.
Bất kỳ quyết định nào về việc tiếp tục, thay đổi hoặc chấm dứt các chương trình viện trợ nước ngoài sẽ được đưa ra sau khi ngoại trưởng Mỹ xem xét.
Theo bức điện tín, trong tháng tới, chính quyền ông Trump sẽ xây dựng các tiêu chuẩn để xem xét liệu các khoản viện trợ có "phù hợp với chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump" hay không.
Tehran cảnh báo các đại sứ quán của Tel Aviv 'không còn an toàn', sau khi Israel bị tố tập kích khu sứ quán Iran tại Syria khiến 7 quan chức thiệt mạng.
Nga thông tin về tình hình ở Bryansk, Philippines-Malaysia nhất trí về Biển Đông, Saudi Arabia-Anh hợp tác quốc phòng… là tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Tổng thống Zelensky thảo luận 'kế hoạch chiến thắng' với lãnh đạo Anh, Pháp, Italy và tân Tổng thư ký NATO, nhằm thuyết phục đồng minh tăng ủng hộ Ukraine.
Tình báo Ukraine tổ chức họp báo, trong đó một binh sĩ Nga kể rằng đã thả lựu đạn vào hầm chỉ huy rồi đào tẩu sang phía đối phương.
Các nhà chức trách Mexico hôm 26/8 cho biết một nhóm tay súng chưa rõ danh tính đã xả súng vào xe tuần tra cảnh sát khiến 8 binh sĩ thiệt mạng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định thực hiện chuyến thăm chính thức tới châu Phi vào tháng 2/2025 sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Các quan chức Ai Cập và phương Tây cho biết Cairo dọa đình chỉ hiệp ước hòa bình với Tel Aviv nếu Israel tấn công thành phố Rafah.
Ngày 16/5 (giờ địa phương), chính phủ Cuba nhắc lại yêu cầu đưa nước này ra khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố (SST) do Bộ Ngoại giao Mỹ đơn phương soạn thảo.
Kể từ khi Israel tăng cường các chiến dịch nhằm vào Hezbollah, lực lượng Houthi ở Yemen thể hiện vai trò lớn hơn trong tình hình xung đột phức tạp đang diễn ra ở Trung Đông.