Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi một số cơ quan Liên Hợp Quốc, trong đó có Hội đồng Nhân quyền, và tiến hành đánh giá lại nguồn tài trợ cho tổ chức này.
Sắc lệnh hành pháp Tổng thống Donald Trump ký ngày 4/2 nêu rõ sẽ rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) và cơ quan cứu trợ chính của Liên Hợp Quốc dành cho người Palestine UNRWA, đồng thời xem xét lại việc Mỹ tham gia vào Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO).
Thư ký Nhà Trắng Will Scharf nói rằng động thái nhằm phản đối "thành kiến chống Mỹ" tại các cơ quan Liên Hợp Quốc.
47 thành viên UNHRC được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu ra với nhiệm kỳ ba năm, trong đó Mỹ kết thúc nhiệm kỳ gần nhất vào ngày 31/12/2024. Hiện tại, Washington có tư cách quan sát viên tại cơ quan này.
Với sắc lệnh mới ban hành, Mỹ dường như sẽ ngừng tham gia vào các hoạt động tại Hội đồng, trong đó có việc xem xét hồ sơ nhân quyền của các quốc gia và những cáo buộc cụ thể về vi phạm nhân quyền.
Tổng thống Trump đề cao "tiềm năng to lớn" của Liên Hợp Quốc nhưng cho biết tổ chức "hiện không được điều hành tốt". "Mọi người đều phải tài trợ cho họ, nhưng chúng ta lại chi không cân xứng, dường như chúng ta vẫn luôn như vậy", ông nói.
Ông chủ Nhà Trắng từ lâu bày tỏ không hài lòng về mức tài trợ của Mỹ cho những tổ chức đa phương, kêu gọi các nước khác tăng đóng góp, đặc biệt là tại liên minh quân sự NATO.
UNRWA là cơ quan viện trợ chính cho Palestine. Rất nhiều trong số 1,9 triệu người Palestine phải di dời do chiến sự ở Gaza phụ thuộc vào nguồn viện trợ của UNRWA để sinh tồn.
Khi Tổng thống Trump trở lại Nhà Trắng, Mỹ đã ủng hộ động thái của Israel nhằm cấm cơ quan này do Tel Aviv cáo buộc UNRWA phát tán tài liệu kích động thù địch.
Nguồn tài trợ từ Mỹ cho UNRWA đã bị chính quyền tổng thống Joe Biden chặn lại vào tháng 1/2024, sau khi Israel cáo buộc 12 nhân viên thuộc tổ chức có liên quan đến cuộc đột kích của Hamas ngày 7/10/2023.
Hàng loạt cuộc điều tra đã phát hiện ra một số "vấn đề liên quan đến tính trung lập" của UNRWA, nhưng không tìm thấy bằng chứng nào cho những cáo buộc từ phía Israel. Hầu hết các nhà tài trợ khác từng ngừng cấp tiền cho UNRWA đều đã nối lại hỗ trợ tài chính.
Vào đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Trump cũng đã rút Mỹ khỏi hiệp định khí hậu Paris và khởi động quá trình rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nơi Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất.
Vũ Hoàng (Theo AFP)
Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ đã dừng mọi hoạt động sau khi Đại sứ và các nhà ngoại giao cấp cao khác rời Ấn Độ đến các nước châu Âu và Mỹ xin tị nạn.
Ngày 20/2, Ủy ban châu Âu (EC) công bố khoản viện trợ nhân đạo ban đầu trị giá 83 triệu Euro để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng trong xung đột Nga-Ukraine năm 2024.
Ngày 5/1, THX đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, Ankara sẵn sàng đứng ra làm trung gian và chủ trì tiến trình đàm phán hòa bình để giải quyết cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.
Hơn một năm kể từ khi xung đột Dải Gaza nổ ra, nhiều binh sĩ Israel được cho là đã kiệt sức, quân đội gặp khó trong việc tuyển quân, còn những người quay về thì gặp sang chấn tâm lý.
Ông Zelensky chỉ trích Nga 'đùa giỡn với tính mạng tù binh Ukraine', kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về vụ rơi máy bay Il-76 tại tỉnh Belgorod.
Nghi phạm xả súng vào trung tâm giải trí ở Michigan khiến ít nhất 9 người trúng đạn, trong đó có trẻ em, buộc cảnh sát triển khai lực lượng bao vây.
Ngày 4/10, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, 31 máy bay không người lái (UAV) của Kiev đã bị bắn hạ trong đêm ở các khu vực Belgorod, Bryansk và Kursk nằm giáp biên giới Ukraine.
Hàng trăm người Ấn Độ tuần hành trên quãng đường 42 km để đòi công lý cho nữ bác sĩ thực tập bị cưỡng bức, sát hại ở Kolkata.
Theo Ngoại trưởng Indonesia, nước này và Trung Quốc đang tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển đổi năng lượng.