Một số căn cứ Mỹ tại Đức và Italy được cho là đã nâng cảnh báo an ninh lên mức cao thứ hai, thường được áp dụng khi có "nguy cơ tấn công khủng bố".
Truyền thông Mỹ ngày 30/6 dẫn các nguồn tin quân đội tiết lộ một số căn cứ tại châu Âu đã được nâng cảnh báo an ninh lên mức Charlie. Theo quy định của quân đội Mỹ, mức cảnh báo này được áp dụng "khi có sự cố hoặc thông tin tình báo cho thấy nguy cơ cao về tấn công khủng bố hoặc đe dọa nhắm vào nhân sự và cơ sở".
Loạt căn cứ được nâng mức cảnh báo an ninh gồm doanh trại lục quân trong Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu (EUCOM) ở thành phố Stuttgart của Đức, căn cứ lục quân Mỹ và sân bay quân sự Ramstein tại bang Rhineland-Palatinate phía tây nam Đức.
Căn cứ không quân Mỹ ở Spangdahlem, phía tây nước Đức, đã yêu cầu phi công chỉ được mặc thường phục khi rời doanh trại để đảm bảo an toàn. EUCOM từng yêu cầu quân nhân hạn chế hoặc không được mặc quân phục khi rời doanh trại vào năm 2010 và giai đoạn 2014-2022 nhằm đối phó nguy cơ khủng bố.
Một số cơ sở trực thuộc lục quân Mỹ ở Romania và Bulgaria, sân bay quân sự Aviano phía bắc Italy và các cơ sở khác tại Italy cũng được nâng mức cảnh báo lên cấp Charlie.
EUCOM ngày 30/6 cho biết đang tiếp tục theo dõi nhiều yếu tố tác động đến an nguy của cộng đồng quân nhân Mỹ tại nước ngoài. "Chúng tôi thường đưa ra thêm một số biện pháp đảm bảo an toàn cho quân nhân", cơ quan này thông báo, song không bình luận về yếu tố khiến họ nâng cảnh báo an ninh ở một loạt cơ sở quân sự.
Một quan chức quân đội Mỹ đóng tại châu Âu tiết lộ với CNN đây là mức cảnh báo an ninh cao nhất ông từng thấy "ít nhất trong vòng 10 năm qua", cho thấy quân đội Mỹ đã nhận được thông tin "đáng tin cậy về mối đe dọa".
Charlie là mức cảnh báo cao thứ hai trong hệ thống 5 cấp độ an ninh của các căn cứ quân sự Mỹ, gồm trạng thái Bình thường, cảnh báo cấp Alpha, Bravo, Charlie và cao nhất là Delta.
Trong vài năm sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 nhắm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, hầu hết căn cứ Mỹ trên thế giới được đặt ở mức cảnh báo Bravo.
Thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Tom Cotton hồi tháng 3 cảnh báo các tổ chức như Khorasan (ISIS-K), chi nhánh tại Afghanistan của Nhà nước Hồi giáo (IS), đã đủ khả năng tấn công các lợi ích của Mỹ và phương Tây ở châu Âu.
Vào tháng 4, giới chức Đức bắt hai nghi phạm âm mưu phá hoại căn cứ Mỹ ở Bayreuth. Giải bóng Euro 2024 đang diễn ra ở nước này.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray hồi tháng 6 cảnh báo Thượng viện Mỹ rằng "mối đe dọa khủng bố nước ngoài đã tăng lên một cấp độ hoàn toàn mới" kể từ khi chiến sự Israel - Hamas nổ ra.
Thanh Danh (Theo Stars and Strips, Hill, AFP)
Tổng thống Putin hứa sẽ biến Nga thành một cường quốc có khả năng tự chủ nhằm đối phó những áp lực từ phương Tây.
Chính phủ Bolivia nhận tin tình báo về một âm đảo chính từ vài tuần trước, nhưng không rõ thời điểm biến cố này có thể xảy ra.
Không quân Nga mở các đợt không kích nhằm vào nhiều nhóm phiến quân tại miền bắc Syria và hạ 34 tay súng.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia đặt câu hỏi tại sao các đồng minh của Nga như Triều Tiên không thể giúp Matxcơva trong cuộc chiến với Ukraine, khi mà phương Tây tuyên bố họ có quyền giúp Kiev.
Giới chức Đài Loan đăng video tiêm kích F-16 dùng hệ thống trinh sát Sniper để theo dõi chiến đấu cơ J-15 Trung Quốc tập trận gần hòn đảo.
Ngày 09/10, PGS. TS. Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương dẫn đầu đoàn công tác của Hội đồng lý luận Trung ương thăm Brunei Darussalam. Đại sứ Việt Nam tại Brunei Trần Anh Vũ tham gia các hoạt động của đoàn.
Giới chức Mỹ truy tố trùm yakuza Takeshi Ebisawa với cáo buộc tìm cách bán vật liệu hạt nhân để có tiền mua sắm vũ khí.
Đại diện Lebanon, Israel chỉ trích lẫn nhau tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, xoay quanh loạt vụ nổ thiết bị liên lạc.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 1/7.