Tổng thống Putin hứa sẽ biến Nga thành một cường quốc có khả năng tự chủ nhằm đối phó những áp lực từ phương Tây.
"Chúng ta phải nhớ, không bao giờ quên và nói với con cháu mình rằng: Nga sẽ là một quốc gia có chủ quyền, tự chủ hoặc không tồn tại", Tổng thống Vladimir Putin ngày 17/12 phát biểu tại đại hội của đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền.
"Chúng ta sẽ chỉ tự mình đưa ra quyết định mà không cần đến những ý kiến từ bên ngoài", ông nói trong tiếng vỗ tay của các thành viên đảng Nước Nga Thống nhất. "Nga không thể, giống như một số quốc gia, từ bỏ chủ quyền chỉ vì một ít xúc xích và trở thành vệ tinh cho ai đó".
Ông cáo buộc phương Tây muốn "gieo rắc rắc rối" trong nội bộ nước Nga, song nhấn mạnh "nhưng những chiến thuật như vậy không thể phát huy hiệu quả".
"Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm vì lợi ích của Nga", Tổng thống Putin khẳng định, thêm rằng đất nước đang phải đối mặt với "những nhiệm vụ lịch sử".
Bài phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Putin tuần trước công bố ý định tranh cử. Ông đã 4 lần đắc cử tổng thống vào các năm 2000, 2004, 2012 và 2018. Năm 2024 sẽ là kỳ bầu cử tổng thống thứ ba liên tiếp có ông Putin góp mặt trong danh sách ứng viên.
Trước thềm cuộc bầu cử năm 2012, ông Putin thúc đẩy sửa đổi hiến pháp Nga, loại bỏ các giới hạn để tăng nhiệm kỳ tổng thống lên 6 năm. Năm 2021, khi đảm nhận nhiệm kỳ thứ tư, Tổng thống Putin ký đạo luật cho phép ông tranh cử thêm hai nhiệm kỳ nữa. Trên lý thuyết, đạo luật này cho phép ông có thể nắm quyền tới năm 83 tuổi.
Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) đã chỉ định cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 17/3/2024. Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga đã thông qua nghị quyết tổ chức bỏ phiếu trên toàn quốc trong ba ngày 15-17/3/2024.
Nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu của Nga đến nay đã tỏ ra kiên cường hơn những gì phương Tây dự đoán, khi nước này phải hứng nhiều đòn trừng phạt mạnh tay vì chiến dịch quân sự ở Ukraine. Chỉ riêng Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai 11 gói trừng phạt nhắm vào Nga và đang xem xét vòng trừng phạt tiếp theo.
Vũ Hoàng (Theo AFP)
Tròn bảy thập kỷ cũng là hành trình quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đi qua những gian khó, thử thách để trở nên gắn kết, vững bền như một bài ca với âm hưởng ngút ngàn đi cùng năm tháng giữa thảo nguyên bao la. Cùng Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Tuấn Thanh nhìn lại con đường và những “giai điệu” trong bài ca đó...
Ngày 17/6, trong cuộc hội đàm với phái đoàn ngoại giao cấp cao châu Phi tại St.Peterburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố dự thảo hiệp ước sơ bộ với Ukraine, văn kiện được soạn thảo hồi tháng 3/2022 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong những ngày gần đây, Hezbollah dường như đã sơ tán toàn bộ trụ sở của mình ở Dahieh, ngoại ô thủ đô Beirut của Lebanon, trong khi Mỹ cùng các đồng minh kêu gọi Iran ngừng đe dọa tấn công Israel.
Việt Nam kêu gọi Mỹ đưa Cuba khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố và gỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận chống lại nước này.
Tổng thống Putin nhận định nếu Nga tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường, Ukraine sẽ bị giáng một đòn rất mạnh.
Ngày 24/6, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ông Chu Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc tiếp thân mật các đại biểu tham gia Diễn đàn nhân dân Việt-Trung lần thứ 12.
Các nước EU đồng ý khởi động đàm phán kết nạp Ukraine và Moldova, bước tiến mới trong hành trình xin gia nhập của hai nước Đông Âu.
Mỹ tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Baghdad, hạ thành viên cấp cao nhóm dân quân Iran Harakat al-Nujaba, động thái bị Iraq chỉ trích.
Ngoại trưởng Ba Lan thúc giục Chủ tịch Hạ viện Mỹ cho phép bỏ phiếu duyệt viện trợ Ukraine, nếu không ông sẽ chịu trách nhiệm khi Kiev thua cuộc.