Ngày 22/2, một quan chức Mỹ tiết lộ với hãng Reuters rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden "hết sức tán thành" việc Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trở thành Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp theo.
Mỹ muốn ai làm Tổng thư ký NATO? |
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte được Mỹ, Anh và Đức ủng hộ làm Tổng thư ký NATO. (Nguồn: Reuters) |
Theo vị quan chức trên, Thủ tướng Mark Rutte "có hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của NATO, ông là một nhà lãnh đạo và nhà thương thuyết bẩm sinh, và sự lãnh đạo của ông sẽ phục vụ tốt cho NATO vào thời điểm quan trọng này".
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Anh cho biết, London sẽ ủng hộ Thủ tướng Hà Lan kế nhiệm ông Jens Stoltenberg làm người đứng đầu liên minh quân sự này.
Ngay sau đó, người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit lên tiếng ủng hộ ông Mark Rutte. Đánh giá cao "kinh nghiệm dày dặn, kiến thức chuyên môn sâu rộng về chính sách an ninh và kỹ năng ngoại giao giỏi", ông Steffen Hebestreit khẳng định nhà lãnh đạo Hà Lan là "một ứng cử viên xuất sắc".
Tin liên quan |
Mỹ khẳng định Mỹ khẳng định 'sát cánh đường dài' cùng Ukraine, Canada 'bơm' thêm vũ khí cho NATO ở sát sườn Nga |
Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Rutte bày tỏ quan tâm đến việc kế nhiệm ông Jens Stoltenberg trở thành người đứng đầu NATO, nhưng thừa nhận ông có ít cơ hội để được chọn vào vị trí này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đảm nhận vai trò này từ năm 2014. Nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào tháng 10 tới.
NATO đã gặp nhiều khó khăn để tìm ra người kế nhiệm ông Sgoltenberg, có thể nhận được sự đồng thuận cần thiết của 31 thành viên, trải dài từ Mỹ qua châu Âu đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiệm kỳ của ông Stoltenberg lẽ ra đã kết thúc vào đầu tháng 10/2023 sau 3 lần kéo dài, song cuối cùng, 31 đồng minh NATO không thể tìm được tiếng nói chung về Tổng thư ký tiếp theo của liên minh quân sự.
Theo truyền thống, vị trí này thuộc về một nhân vật chính trị cấp cao của châu Âu, song không ai có thể đảm nhận vị trí này nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, cường quốc chiếm ưu thế trong NATO.
Ngày 29/7, một vụ nổ đã xảy ra tại kho chứa pháo hoa ở Sungai Kolok, tỉnh Narathiwat, miền Nam Thái Lan, làm ít nhất 10 người thiệt mạng và 120 người bị thương.
Quyết định của UAE cho phép Ấn Độ xây dựng ngôi đền Hindu, dự kiến khánh thành vào ngày 14/2, thể hiện quan hệ hợp tác thực sự sâu sắc giữa hai nước và nhận thức chung về “Hai quốc gia, Một tầm nhìn”.
Ngày 12/3, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan có cuộc họp báo, trong đó đề cập quan hệ hiện tại giữa Yerevan với Liên minh châu Âu (EU) cũng như Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Binh sĩ Ukraine cho rằng xe tăng Abrams của Mỹ chính xác, ổn định và cơ động, nhưng không có giáp uranium nghèo và ERA ở tháp pháo.
Quân đội Myanmar cho biết đã mất quyền kiểm soát thị trấn chiến lược ở biên giới với Trung Quốc sau nhiều ngày đụng độ ba nhóm phiến quân vũ trang.
Mỹ nhận định có thêm 2.000 lính Triều Tiên có mặt ở Kursk; Hàn Quốc và Nhật thông báo Triều Tiên phóng tên lửa không xác định.
Nhà Trắng cho rằng Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đang làm lợi cho Iran và Nga khi không đồng ý bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine.
Quan chức Nga thông báo phát hiện thiết bị không người lái (drone) 'của Ukraine' ở ngoại ô thủ đô Matxcơva, trong khi truyền thông Nga đưa tin một chiếc drone chứa 17kg thuốc nổ rơi ở một khu dân cư.
Video từ UAV Nga cho thấy tên lửa Iskander đánh vào bãi đỗ tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-25 tại sân bay Dolgintsevo thuộc tỉnh Dnipro.