Ngày 12/3, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan có cuộc họp báo, trong đó đề cập quan hệ hiện tại giữa Yerevan với Liên minh châu Âu (EU) cũng như Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Xa dần 'vòng tay' Nga, Armenia tuyên bố muốn gần gũi với EU nhất có thể, công khai dọa 'tuyệt tình' với CSTO |
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cảnh báo có thể rút khỏi CTSO, trong khi tỏ ra ngày càng gần gũi với EU. |
Hãng tin NEWS của Armenia dẫn lời ông Pashinyan cho biết, quan hệ hiện tại giữa nước này và EU đang rất tích cực và Yerevan "sẵn sàng gần gũi nhất có thể" với khối châu Âu.
Tin liên quan |
Armenia đình chỉ tham gia CSTO, Tổng thống Belarus nói Armenia đình chỉ tham gia CSTO, Tổng thống Belarus nói 'ra dễ vào khó', các thành viên khác phản ứng ra sao? |
Bày tỏ hy vọng hai bên sẽ có một số quyết định thể hiện mối quan hệ bền chặt đó trong tương lai gần, Thủ tướng Armenia gợi ý "bắt đầu các cuộc đàm phán về tự do hóa thị thực", sau đó là việc cung cấp các điều kiện thương mại ưu đãi cho hàng hóa của quốc gia Kavkaz và củng cố quan hệ kinh tế EU-Yerevan.
Ngoài ra, ông cũng đề cập việc củng cố hợp tác trong lĩnh vực an ninh, trong đó có việc liên minh 27 quốc gia thành viên tăng cường năng lực và gia hạn nhiệm vụ của phái bộ dân sự tại Armenia.
Phái bộ EU hiện tại có thời gian hoạt động 2 năm kể từ tháng 2/2023 và Yerevan hy vọng khối có thể gia hạn thêm 2 năm nữa.
Ngày 20/2/2023, khối này tuyên bố triển khai phái bộ dân sự hoạt động ở tại khu vực biên giới Armenia-Azerbaijan ở bên phía Armenia, nhằm thúc đẩy ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ban đầu, phái bộ gồm gần 100 nhân viên dân sự, trong đó có khoảng 50 quan sát viên phi vũ trang. Đến tháng 12/2023, Ngoại trưởng các nước EU đã nhất trí tăng số lượng nhân viên phái bộ lên 209 người.
Trước đó, hôm 9/3 năm nay, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan cho biết, chính quyền nước này đang thảo luận "nhiều cơ hội mới", bao gồm cả việc gia nhập EU.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, Moscow coi mong muốn của EU "đứng chân" được ở Armenia chỉ mang tính địa chính trị thuần túy, "xa rời lợi ích của việc bình thường hóa quan hệ thực sự" trong khu vực.
Theo bộ trên, việc này được tiến hành nhằm "đẩy Nga ra khỏi khu vực và làm suy yếu vai trò lịch sử của Moscow với tư cách là bên bảo đảm an ninh chính".
Theo Reuters, kể từ khi lên nắm quyền ở Armenia năm 2018, Thủ tướng Pashinyan đã tăng cường quan hệ giữa nước này với châu Âu và Mỹ, nhiều lần khiến đồng minh truyền thống Nga không hài lòng.
Ông cáo buộc Moscow đang tìm cách làm suy yếu chính phủ quốc gia Kavkaz và đổ lỗi cho Nga đã không bảo vệ được Armenia trước đối thủ lâu đời Azerbaijan.
Hồi đầu tháng 2 vừa qua, ông Pashinyan tuyên bố tạm đình chỉ các hoạt động của Armenia tại Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) do Nga dẫn dắt và đã không tham dự một loạt cuộc họp gần đây của tổ chức này. Nhà lãnh đạo cũng không tham gia Hội nghị thượng đỉnh CSTO ở Minsk (Belarus) vào tháng 11/2023.
Theo NEWS, tại họp báo ngày 12/3, Thủ tướng Pashinyan xác nhận, trên thực tế, Yerevan đã "đình chỉ việc tham gia CSTO", có nghĩa là không tham gia các cuộc họp của tổ chức này, cũng không có đại diện ở đó.
Yêu cầu CSTO và các đối tác trong tổ chức trả lời câu hỏi "Lĩnh vực trách nhiệm của CSTO ở Armenia là gì?", nhà lãnh đạo khẳng định, đất nước của ông "không tạo ra các vấn đề trong CSTO mà chúng xuất hiện khi Yerevan nêu ra vấn đề về lĩnh vực trách nhiệm".
Khẳng định chưa nhận được câu trả lời cho câu hỏi này, ông Pashinyan nhấn mạnh, nếu CSTO có câu trả lời tương ứng với quan điểm của Yerevan, thì vấn đề giữa họ sẽ được giải quyết, "nếu không, Armenia sẽ rời tổ chức".
Về những khúc mắc liên quan Armenia, cùng ngày, TASS dẫn lời Tổng thư ký CSTO Imangali Tasmagambetov xác nhận, gần đây, Yerevan không tham gia vào công việc của Ban thư ký CSTO, nhưng cũng không có yêu cầu chính thức nào về việc đình chỉ tư cách thành viên của quốc gia Kavkaz trong tổ chức.
Bên cạnh đó, ông Tasmagambetov nhấn mạnh: "Armenia vẫn là đồng minh của chúng tôi và tất cả các nghĩa vụ hiện hành vẫn có hiệu lực”.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 25/5 cho biết ông không hoan nghênh ý tưởng về một quân đội duy nhất của Liên minh châu Âu (EU) vì đó là sự 'sao chép' của liên minh này.
Sà lan đâm vào cầu Galveston ở bang Texas, gây sập một phần cây cầu, tràn dầu và khiến giao thông đình trệ.
Tối 12-10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu các hoạt động trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam kể từ khi nhậm chức.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã hội kiến, làm việc với lãnh đạo Quốc hội, chính quyền và các cơ quan nước sở tại, đại diện UNCTAD; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ và gặp gỡ cộng đồng.
Bà Louise Aubin, người Canada, nhận nhiệm vụ là điều phối viên nhân đạo Liên hợp quốc tại Niger từ tháng 1/2021, đã bị Chính quyền quân sự Niger yêu cầu rời đi trong vòng 72 giờ.
Truyền thông Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thăm Trung Quốc trong tháng này và có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã chứng minh tầm quan trọng của máy bay không người lái (UAV) trong chiến tranh hiện đại khi được cả hai bên dùng để trinh sát, nhắm mục tiêu và tấn công.
Máy bay chở khách Sukhoi Superjet-100 rơi khi đang bay thử sau bảo trì ở tỉnh Moskva, ba thành viên phi hành thiệt mạng.
Cảnh sát phát hiện 8 người chết ngạt trong xe tải đông lạnh ở tỉnh Hà Nam, song hiện chưa rõ là công dân Trung Quốc hay người nước ngoài.