Nguồn tin quân sự của Đài CNN cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã 'dỡ lệnh cấm' và cho phép các nhà thầu quân sự đến Ukraine để bảo dưỡng các hệ thống vũ khí do Mỹ viện trợ.
Nguồn tin cũng cho biết chính sách này đã được phê duyệt vào đầu tháng 11-2024, ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Động thái này đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022, các công ty Mỹ được ký hợp đồng với Lầu Năm Góc để đến Ukraine giúp sửa chữa các thiết bị quân sự do Mỹ và đồng minh viện trợ, chẳng hạn như tiêm kích F-16 hay hệ thống phòng không Patriot.
"Những nhà thầu này sẽ ở xa tiền tuyến và họ sẽ không chiến đấu với lực lượng Nga. Họ sẽ giúp Lực lượng vũ trang Ukraine nhanh chóng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị do Mỹ cung cấp khi cần thiết để có thể nhanh chóng đưa chúng trở lại chiến trường", một quan chức quốc phòng không nêu tên nói với Đài CNN.
Vị quan chức xác nhận Mỹ tiến hành kế hoạch này vì một số hệ thống yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao khi bảo dưỡng, đặc biệt là tiêm kích F-16,
Lầu Năm Góc dự kiến sẽ sớm niêm yết các hợp đồng trên mạng. Các nhà thầu phải xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro với nhân viên khi đến Ukraine làm việc.
Việc "dỡ lệnh cấm" này đánh dấu một thay đổi đáng kể nữa trong chính sách của chính quyền ông Biden đối với Ukraine, khi tìm cách giúp quân đội Kiev chiếm ưu thế trước Matxcơva.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo công dân nước này không nên đến Ukraine từ năm 2022. Nhà Trắng quyết tâm hạn chế cả mối nguy hiểm với người Mỹ và tránh hình thành nhận thức rằng Washington đang tham chiến ở Kiev.
Do đó, các thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp cho Ukraine khi bị hư hỏng phải chuyển đến Ba Lan, Romania hoặc các nước thành viên NATO khác để sửa chữa, gây tốn kém cả chi phí và thời gian.
Quân đội Mỹ cũng chỉ giúp người Ukraine trong công tác bảo dưỡng và hậu cần từ xa thông qua video hoặc các cuộc gọi được bảo mật.
Tuy nhiên, không rõ liệu tổng thống đắc cử Donald Trump có duy trì chính sách này khi ông nhậm chức vào tháng 1-2025 hay không. Ông Trump từng tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine "trong vòng 24 giờ" sau khi trở lại nắm quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo việc quân sự hóa miền Bắc Na Uy sẽ không giúp củng cố an ninh nước này mà gây căng thẳng leo thang
Trường hợp bị cá mập cắn ở Mỹ trong tuần này là một sự kiện kỳ lạ.
Một người phụ nữ cầm dao gọt hoa quả sát hại hai người, làm bị thương 10 người tại một trường tiểu học ở miền trung Trung Quốc.
Khi một thai phụ sinh non bé gái trong bọc ối trên chuyến bay đến Bắc Kinh, hành khách là nữ điều dưỡng nhanh chóng xử trí, cứu sống em bé.
Hàng trăm hộ dân ở hạt Down, Bắc Ireland, được sơ tán để chính quyền xử lý quả bom 500 kg do không quân Đức thả xuống năm 1941.
Ông Trump và vợ Melania Trump kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết. Thông tin về vũ khí được nghi phạm sử dụng trong vụ ám sát bất thành cũng hé lộ.
Nông dân Ấn Độ Probir Mandal, 51 tuổi, gần đây đã gieo hạt 2 giống lúa truyền thống trên mảnh đất của ông ở Kalitala - ngôi làng biên giới...
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar ngày 22/10 tuyên bố, nước này sẽ nối lại việc cấp thị thực cho công dân Canada nếu New Delhi thấy việc đảm bảo an toàn cho các nhà ngoại giao Ấn Độ được cải thiện.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ tăng số drone sản xuất trong năm 2024 gấp 10 lần con số 140.000 để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine.