Mỹ kêu gọi Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF) tham gia các cuộc đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian đang diễn ra tại Thụy Sỹ, song, ngày đầu tiên hòa đàm, chỉ có Lực lượng hỗ trợ nhanh Sudan (RSF) tham dự.
Mỹ hết lời kêu gọi quân đội Sudan tham gia hòa đàm nhưng chỉ nhận về sự im lặng |
Ngày đàm phán đầu tiên về tình hình Sudan diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ, hôm 14/8, nhưng vắng mặt một bên giao tranh. (Nguồn: X) |
Ngày 14/8, hãng tin Anadolu dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết: "Chúng tôi đã nhấn mạnh rằng, SAF có trách nhiệm phải có mặt ở đó và chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ điều đó".
Tin liên quan |
Báo động nạn đói ở Sudan: Lần đầu tiên đưa cảnh báo về tình trạng thảm khốc Báo động nạn đói ở Sudan: Lần đầu tiên đưa cảnh báo về tình trạng thảm khốc |
Ông Patel từ chối cho biết liệu Mỹ có lạc quan rằng, lực lượng quân đội Sudan sẽ tham gia đàm phán hay không.
Cuộc hòa đàm về xung đột ở Sudan - do Mỹ thúc đẩy, Ai Cập và Thụy Sỹ đồng chủ trì và Liên minh châu Phi, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng Liên hợp quốc làm quan sát viên - đã bắt đầu diễn ra từ ngày 14/8 ở thành phố Geneva của Thụy Sỹ dù SAF không xuất hiện trong ngày này.
Trước cuộc đàm phán, Bộ trưởng Truyền thông Sudan Graham Abdelkader cho rằng, chính phủ nước này sẽ từ chối "bất kỳ quan sát viên hoặc người tham gia mới nào", sau khi Washington "khăng khăng yêu cầu sự tham gia của UAE với tư cách quan sát viên".
Quân đội Sudan đã nhiều lần cáo buộc UAE ủng hộ RSF dù nước này cũng đã lên tiếng phủ nhận.
Chia sẻ với truyền thông, ông Tom Perriello, đặc phái viên của Mỹ tại Sudan, cho rằng “đã đến lúc tiếng súng phải im lặng”.
Nếu không có SAF, những người tham dự khác sẽ tiếp tục chương trình nghị sự của cuộc hòa đàm, với trọng tâm là "tiến tới đạt được sự chấm dứt thù địch, tăng cường tiếp cận nhân đạo và thiết lập các cơ chế thực thi mang lại kết quả cụ thể”.
Dự kiến, cuộc hòa đàm về tình hình Sudan có thể diễn ra tới 10 ngày và được tổ chức ở 1 địa điểm bí mật tại Thụy Sỹ.
Sự kiện được tổ chức nhằm tri ân những chuyên gia, cố vấn Liên Xô (nước Nga ngày nay) đã trực tiếp tham gia hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong những năm chiến tranh, góp phần củng cố, thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga.
Lực lượng Houthi án ngữ lối ra vào Biển Đỏ, có thể dễ dàng bắt tàu hàng Israel mà Tel Aviv và đồng minh gần như không có cách ngăn chặn hiệu quả.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã phủ nhận việc bắt giữ nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram người Nga Pavel Durov mang động cơ chính trị.
Ngày 26/6, quân đội Hàn Quốc thông báo, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định ra vùng biển phía Đông.
Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema thăm Trung Quốc từ ngày 10-16/9 trong nỗ lực tìm cách hoàn thành việc tái cơ cấu các khoản vay quốc tế,
Quá nửa đêm, trong căn phòng nhỏ ở Manila, một phụ nữ đang hướng dẫn 4 đứa trẻ thực hiện 'show diễn' theo chỉ đạo của một kẻ ấu dâm ở nước ngoài.
Giới chức Mỹ cho biết 4 giảng viên nước này tham gia đợt trao đổi giữa các trường đại học đã bị thương sau vụ đâm dao ở Cát Lâm.
Ukraine đề nghị Mexico bắt giữ Tổng thống Putin, Mỹ gia hạn lệnh cấm du lịch Triều Tiên, Iran nói Israel phạm 'sai lầm chiến lược', Nga tự tin sẽ chiến thắng chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, Belarus cảnh báo về 'chiến tranh hỗn hợp thường trực'…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tổng thống Biden tuyên bố sẽ tiếp tục tranh cử, bất chấp những lời kêu gọi ông nên rời cuộc đua vào Nhà Trắng.