Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã phủ nhận việc bắt giữ nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram người Nga Pavel Durov mang động cơ chính trị.
Vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram: Pháp khẳng định không có động cơ chính trị, LHQ lên tiếng, Nga chẳng vội kết luận |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (ảnh nhỏ) khẳng định, việc bắt nhà sáng lập Telegram Pavel Durov (ảnh lớn) không phải quyết định chính trị. (Nguồn: New York Post) |
Ngày 26/8, trên mạng xã hội X, ông Macron chia sẻ: "Việc bắt giữ chủ tịch Telegram trên đất Pháp diễn ra như một phần của cuộc điều tra tư pháp đang được triển khai. Đây không phải là quyết định chính trị. Việc đưa ra phán quyết về vấn đề này tùy thuộc vào các thẩm phán".
Tin liên quan |
Bạo loạn ở Anh: 6.000 cảnh sát Bạo loạn ở Anh: 6.000 cảnh sát 'trực chiến', tình báo vào cuộc, các nền tảng trực tuyến bị đưa lên 'đầu sóng' |
Hãng tin Sputnik dẫn lời nhà lãnh đạo đồng thời khẳng định, đã đọc được "thông tin sai lệch" liên quan vai trò của Pháp trong vụ án này.
Về vụ việc này, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) cho biết đã nắm được thông tin về vụ bắt giữ tỷ phú Pavel Durov nhưng hiện chưa thể đưa ra bình luận.
Trong thông báo, OHCHR nêu rõ: “Ở giai đoạn điều tra này, chúng tôi không có đủ thông tin và sẽ còn quá sớm để chúng tôi đưa ra bình luận”.
Trước đó, hôm 24/8, tỷ phú Pavel Durov, người Nga đồng thời mang quốc tịch Pháp, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saint Kitts và Nevis, đã bị bắt giữ tại Paris để phục vụ một cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát, tập trung vào cáo buộc ứng dụng Telegram thiếu các biện pháp kiểm duyệt.
Với gần 1 tỷ người dùng, Telegram là ứng dụng đặc biệt có ảnh hưởng ở Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây. Phía Telegram cho hay, Bộ Nội vụ và cảnh sát Pháp chưa đưa ra bình luận chính thức về vụ việc.
Trong khi đó, hãng tin TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga chưa nắm rõ cáo buộc cụ thể nào đối với nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Peskov nhấn mạnh, "chưa có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về vấn đề này" và không nên vội đưa ra kết luận trước khi ông Durov bị khép tội.
Theo TASS, Đại sứ quán Nga tại Pháp đang thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ quyền của tỷ phú Durov và tìm cách tiếp cận lãnh sự với ông, nhưng "cho đến nay phía Paris vẫn tránh tham gia vào vấn đề này".
Ấn Độ kêu gọi cải cách khẩn cấp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), nhấn mạnh nhu cầu đàm phán dựa trên văn bản để giải quyết các vấn đề tồn đọng lâu nay.
Cố vấn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - ông Mykhailo Podolyak - đánh giá chiến dịch phản công quy mô lớn của Ukraine chống lại Nga trong 3 tháng qua 'hiệu quả' và các cuộc tấn công sẽ tiếp tục đến khi nào lực lượng Nga rút lui.
Mặc dù GCC có phần 'khó tính' trong triển khai FTA với nhiều quốc gia hay khu vực nhưng chuyên gia khu vực vùng Vịnh Ả Rập Narayanappa Janardhan cho rằng, hợp tác ASEAN-GCC ở thời điểm hiện tại rất khả thi.
Quân đội Nga đã tiến vào làng Ivanovka thuộc tỉnh Kharkov, Ukraine, đây được xem là bước tiến quan trọng ở hướng Kupyansk.
Tổng thống Zelensky xác nhận Ukraine đang đề nghị Pháp chuyển giao chiến đấu cơ Mirage 2000 cũ, dù Kiev từng chê mẫu tiêm kích này.
Anh nhận định Nga đang tấn công hạ tầng công nghiệp quốc phòng Ukraine, thay vì phá hủy mạng lưới năng lượng giống như mùa đông năm ngoái.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/10.
Không quân Ukraine phá hủy một tàu đổ bộ cỡ lớn của Nga với đòn tập kích tên lửa vào bán đảo Crimea.
Ngày 24/1, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho rằng, Mỹ và Anh đã phạm một “sai lầm chiến lược” khi tấn công phiến quân Houthi.