Không quân Hàn Quốc cho biết, nước này và Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận không quân chung quy mô lớn mang tên Lá cờ tự do hôm 21/10, nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa.
Mỹ-Hàn Quốc huy động hàng loạt tiêm kích tiến hành hoạt động lớn; Nga cảnh báo 'thay đổi bản chất quan hệ' nếu Seoul làm một điều |
Tiêm kích tàng hình F-35 sẽ tham gia cuộc tập trận quy mô lớn của Mỹ-Hàn Quốc. (Nguồn: Wikipedia) |
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, cuộc tập trận kéo dài 12 ngày này diễn ra tại nhiều căn cứ không quân khác nhau ở Hàn Quốc, huy động khoảng 110 máy bay, bao gồm tiêm kích tàng hình F-35A và F-15K của Hàn Quốc, F-35B và F-16 cùng máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ.
Tin liên quan |
Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ |
Không quân Hoàng gia Australia cũng tham gia với máy bay tiếp nhiên liệu đa năng KC-30A.
Theo Không quân Hàn Quốc, đây là lần đầu tiên cuộc tập trận có sự phối hợp giữa máy bay chiến đấu và thiết bị bay không người lái, nhằm mô phỏng tình huống chiến đấu trên thực tế dựa trên các cuộc xung đột gần đây, như cuộc chiến ở Ukraine.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên gia tăng sau việc Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đưa quân đến Nga tham chiến ở Ukraine, trong khi Triều Tiên gọi đồn đoán là "vô căn cứ".
Hàn Quốc thậm chí cảnh báo sẽ xem xét việc viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, đồng thời đưa lực lượng đến quốc gia Đông Âu này để giám sát động thái của Triều Tiên.
Về việc này, ngày 24/10, Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Georgy Zinovyev khẳng định, việc Seoul cung cấp vũ khí tấn công và phòng thủ cho Kiev sẽ không thể thay đổi kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt, nhưng chúng sẽ "thay đổi bản chất mối quan hệ giữa Moscow và Seoul, đồng thời phá hủy triển vọng khôi phục mối quan hệ này".
Cho đến nay, Hàn Quốc đã cung cấp hỗ trợ tài chính và nhân đạo cho Ukraine, nhưng không cung cấp vũ khí sát thương.
Nhà ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng, ông không có thông tin chính thức về việc triển khai quân đội Triều Tiên đến Nga.
Theo Đại sứ Zinovyev, "chiến dịch cuồng loạn" của Ukraine xung quanh thông tin như vậy xuất phát từ "tình hình tuyệt vọng" của nước này và nhằm mục đích "thúc đẩy các đối tác phương Tây tăng cường viện trợ".
Ukraine nói việc Mỹ gỡ hạn chế về vũ khí tầm xa là động thái 'thay đổi cuộc chơi', nhưng giới chuyên gia cho rằng điều này khó thay đổi cục diện chiến trường.
Ngày 16/11, tại thủ đô Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Quốc Trung tiến hành hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng đồn điền và hàng hóa Malaysia Fadillah Yusof.
Giới khoa học Trung Quốc tuyên bố đã thiết kế được đạn phòng không có tầm bắn 2.000 km, vượt xa tất cả tên lửa cùng loại trên thế giới.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, tiến trình thúc đẩy công bằng khí hậu mà các nước trong đó có Vanuatu và Việt Nam phối hợp thực hiện thời gian qua đã có nhiều tiến triển.
Lãnh đạo Italy cho rằng Israel đã rơi vào bẫy của Hamas khi lún sâu vào chiến sự tại Dải Gaza và chấp nhận bị cô lập quốc tế.
Ngày 6/2, tòa phúc thẩm liên bang Mỹ đã ra phán quyết rằng, cựu Tổng thống Donald Trump không được hưởng quyền miễn trừ truy tố đối với các cáo buộc ông âm mưu lật ngược kết quả trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Chiều 13/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông João Bernardo Weinstein, Đại sứ Bồ Đào Nha tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Ngày 25/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran khẳng định cáo buộc của Mỹ về việc Tehran tấn công tàu chở dầu Chem Pluto là 'vô căn cứ'.
Ngày càng có bằng chứng cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao không chỉ là vấn đề công bằng mà còn là mệnh lệnh chiến lược. Khi chúng ta đưa phụ nữ tiến lên trong lĩnh vực ngoại giao, chúng ta cũng đặt chính nền ngoại giao lên phía trước.