Tròn 3 năm xung đột ở Ukraine, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) thông báo sẽ họp bỏ phiếu dự thảo nghị quyết trung lập về Kiev do Mỹ đề xuất.
![]() |
Hội đồng Bảo an sẽ nhóm họp trong ngày hôm nay để bỏ phiếu về đề xuất của Mỹ, với nội dung trung lập hơn trong vấn đề Ukraine. (Nguồn: UNSC) |
Hãng thông tấn TASS đưa tin, phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại LHQ thông báo: "Việc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào lúc 15h (22h giờ Việt Nam)".
Tin liên quan |
![]() |
Theo các báo cáo trước đó, LHQ có thể đề xuất Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết giải quyết xung đột ở Ukraine, với nội dung trung lập hơn nhiều so với dự thảo nghị quyết của Kiev và các nước phương Tây.
Văn bản dự thảo nghị quyết của Mỹ đã được chuyển tới đại diện của các nước thành viên Hội đồng Bảo an vào ngày 21/2.
Trước đó cùng ngày, nhân dịp ngày 24/2 đánh dấu ba năm kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine, Tổng thư ký LHQ António Guterres đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch ở quốc gia Đông Âu, bày tỏ tiếc thương về hàng nghìn người thiệt mạng và sự tàn phá sau ba năm khủng hoảng.
Nhấn mạnh sự cấp thiết phải đạt được một đề xuất hòa bình "công bằng, bền vững và toàn diện" để chấm dứt xung đột ở Ukraine, ông cũng hoan nghênh mọi nỗ lực nhằm đạt được hòa bình công bằng và bao trùm, đồng thời khẳng định LHQ sẵn sàng ủng hộ bất kỳ sáng kiến nào về vấn đề này.
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth nói với Fox News rằng: "Quân đội Mỹ sẽ không hiện diện trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng quan hệ đối tác kinh tế là quan trọng".
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng lưu ý, châu Âu nên đi đầu trong việc bảo đảm an ninh ở lục địa châu Âu, đồng thời bày tỏ: "Thật đáng khích lệ khi thấy các nhà lãnh đạo châu Âu tuyên bố 'chúng tôi sẵn sàng can thiệp ở Ukraine và giúp đảm bảo an ninh'. Chúng tôi hoan nghênh điều đó".
Trước đó, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, Thủ tướng Anh Keir Starmer có thể gửi bản dự thảo kế hoạch triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Anh và Pháp tại Ukraine cho Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 27/2.
Theo nguồn tin, London và Paris muốn nhận được hỗ trợ quân sự từ Washington nếu lực lượng gìn giữ hòa bình của họ gặp nguy hiểm. Theo kế hoạch này, Pháp và Anh muốn triển khai cả lực lượng lục quân, không quân và hải quân.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói rằng, Moscow có thái độ tiêu cực đối với ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu tại Ukraine. Theo ông, đây là bước đi dẫn tới leo thang căng thẳng.
Nhóm vũ trang Hezbollah tổ chức lễ tang cho Nasrallah và Safieddine, hai cựu thủ lĩnh bị hạ sát năm ngoái, với sự tham dự của hàng trăm nghìn người.
Hai đứa trẻ Campuchia đã thiệt mạng khi một quả lựu đạn chống tăng phát nổ gần nhà của các em tại tỉnh Siem Reap.
Nga nói thành công của đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine phụ thuộc vào việc nâng cao mức độ tin cậy giữa Moscow và Washington, châu Âu bàn khả năng triển khai quân đội tới Kiev và tăng chi tiêu quốc phòng, Ấn Độ-Qatar tăng cường quan hệ thương mại… là nội dung ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Tuyết rơi dày, bão tuyết hoành hành khắp 18 tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ, hàng nghìn tuyến đường bị phong tỏa, làm gián đoạn cuộc sống của người dân.
Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) khẳng định, cùng với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, Việt Nam sẽ tiếp tục nối dài hành trình tham gia ASEAN bằng nhiều đóng góp ấn tượng hơn và sâu sắc hơn, mang “thương hiệu” của Việt Nam. Diễn đàn Tương lai ASEAN là một nỗ lực trong hành trình đó…
Hôm nay, ngày 24/2 - đánh dấu tròn 3 năm kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh mạng và tài sản, đồng thời làm thay đổi cục diện chính trị toàn cầu.
Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Đức, diễn ra ngày 23/2.
Quan chức Mỹ cho biết tiêm kích nước này lần đầu bị lực lượng Houthi ở Yemen nhắm bắn bằng tên lửa phòng không, nhưng quả đạn không trúng đích
ASEAN không chọn bên. Mỹ được chào đón ở mọi “ngóc ngách” của ASEAN. Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cũng vậy. Sự đa dạng hóa tạo cho chúng ta không gian để xoay xở.