Ông Biden ký sắc lệnh hành pháp để kiềm chế mạnh tay người di cư bất hợp pháp tại biên giới Mỹ - Mexico, nhằm giải quyết lo ngại của cử tri trước bầu cử tổng thống.
"Hôm nay tôi đã làm điều mà đảng Cộng hòa tại quốc hội từ chối làm, đó là thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ biên giới của chúng ta", ông Biden ngày 4/6 phát biểu tại Nhà Trắng sau khi ký sắc lệnh hành pháp có hiệu lực từ 0h ngày 5/6.
Sắc lệnh cấm cấp quyền tị nạn cho người di cư vào Mỹ bất hợp pháp, khi con số này vượt 2.500 người mỗi ngày. Sắc lệnh cũng khiến những người di cư bất hợp pháp dễ dàng bị trục xuất trở lại Mexico.
Các biện pháp hạn chế sẽ được duy trì cho đến khi con số giảm xuống dưới 1.500 người vượt biên trái phép mỗi ngày trong vòng ba tuần.
Những người di cư đã đăng ký cuộc hẹn bằng ứng dụng có tên CBP One hoặc sử dụng các con đường hợp pháp vẫn có thể nộp đơn xin tị nạn. Sắc lệnh mới cũng không áp dụng với trẻ em không có người lớn đi cùng, những người phải đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng về y tế hoặc an toàn và nạn nhân buôn người.
Đảng Cộng hòa lập tức chỉ trích động thái của Tổng thống Biden là quá ít, trong khi các nhóm nhân quyền cho biết sẽ khiếu nại ra tòa để ngăn chặn "chính sách di cư mạnh tay nhất của một tổng thống đảng Dân chủ trong nhiều thập kỷ qua". Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước các biện pháp của ông Biden.
Cựu tổng thống Donald Trump, người từng thực thi các chính sách biên giới cứng rắn, cáo buộc Tổng thống Biden "đầu hàng" trước nạn nhập cư bất hợp pháp.
"Hàng triệu người đổ xô vào đất nước chúng ta và bây giờ, sau gần 4 năm lãnh đạo thất bại, yếu kém, thảm hại, Biden gian dối đang vờ như thể cuối cùng cũng làm được điều gì đó về vấn đề biên giới", ông Trump nói trong video đăng trên mạng xã hội Truth Social.
Dưới thời Tổng thống Biden, số người vượt biên bất hợp pháp qua đường biên giới dài hơn 3.000 km ngăn cách Mỹ với Mexico đã tăng kỷ lục, với mức đỉnh điểm hàng tháng là 300.000 người, tức 10.000 người mỗi ngày, hồi tháng 12/2023.
Hầu hết người di cư đến từ Trung Mỹ và Venezuela để chạy trốn nghèo đói, bạo lực và các thảm họa ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ngày càng thêm nhiều người từ các nước khác trên thế giới đến Mỹ Latin trước khi thực hiện hành trình nguy hiểm về phía biên giới Mỹ.
"Chúng tôi có gia đình, con cái cần được chu cấp. Chúng tôi không đến đây để ăn chơi hưởng lạc, chỉ mong họ hãy cho chúng tôi cơ hội", Miguel Angel Ramos, người di cư Honduras, nói.
Số lượng người di cư giảm đáng kể những tháng gần đây, xuống còn khoảng 179.000 người hồi tháng 4, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy đây vẫn là một trong những gánh nặng bầu cử lớn nhất của ông Biden.
Tổng thống Mỹ cáo buộc người tiền nhiệm Trump và đảng Cộng hòa "vũ khí hóa" việc di cư, sau khi phe Cộng hòa chặn dự luật hàng tỷ USD về vấn đề biên giới hồi đầu năm nay.
Ông cũng trấn an những người chỉ trích mình trong nội bộ đảng Dân chủ, nhấn mạnh rằng ông sẽ không "mô tả người di cư là xấu xa hay nguy hiểm". "Đối với những người nói rằng các bước tôi đã thực hiện là quá nghiêm khắc, chỉ mong các bạn hãy kiên nhẫn", ông cho hay.
Người di cư vào Mỹ thường được phép xin tị nạn với lý do bị tổn hại hoặc ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc là thành viên của một nhóm xã hội đặc thù. Tuy nhiên, nhiều người phải mất nhiều năm chờ đợi hồ sơ xin tị nạn được xử lý. Những người chỉ trích nói rằng người di cư thường tìm cách qua mặt hệ thống nhập cư để được ở lại Mỹ.
Huyền Lê (Theo AFP)
Là chủ đề cuộc Tọa đàm do Thanh tra Bộ Ngoại giao tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Thanh tra Ngoại giao (15/10/1969-15/10/2024) tại Trụ sở Bộ, ngày 15/10.
Ngày 6/4, Lễ hội Việt Nam với chủ đề “Pray for Japan” đã được khai mạc tại Công viên Ikebukuro, thủ đô Tokyo.
Hai tháng sau vụ ám sát hụt, ông Trump tiếp tục đối mặt âm mưu ám sát ở Florida, khiến Sở Mật vụ lần nữa rơi vào tầm ngắm chỉ trích.
Hệ thống đại cử tri là 'đặc sản' của bầu cử Mỹ, khi tổng thống không được bầu trực tiếp bởi cử tri và cũng không được bầu thông qua Quốc hội.
Hạ nghị sĩ Nga Maria Butina cáo buộc phương Tây liên quan chiến dịch tấn công tỉnh Kursk của Ukraine, cho rằng họ 'đang chọc tức con gấu'.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Việt Nam ủng hộ chính sách hướng Đông của Nga và coi trọng quan hệ truyền thống với Moskva, khi hội đàm với Tổng thống Putin.
Mỹ hoàn thành rút quân khỏi căn cứ quân sự ở thủ đô Niamey của Niger, sẽ rút nốt số binh sĩ còn lại ở nước này trước tháng 9.
Tối 30/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày độc lập Nhà nước Israel (1948-2023) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Israel (1993-2023).
Ngày 1/7-3/7, Đại sứ Phạm Quang Hiệu đã trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống và thăm làm việc tại Quần đảo Marshall.