Các chiến hạm Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong 15 tháng qua.
Phó đô đốc Brendan McLane, tư lệnh Lực lượng Tàu mặt nước của hải quân Mỹ, hôm 14/1 cho biết các chiến hạm nước này đã đối phó hơn 400 máy bay không người lái (UAV), tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của lực lượng Houthi ở Yemen kể từ tháng 10/2023.
Trong chiến dịch, lực lượng tàu khu trục và tuần dương hạm Mỹ đã phóng gần 400 quả đạn phòng không các loại, gồm 120 tên lửa SM-2, 80 quả SM-6, 20 tên lửa SM-3 và RIM-162 ESSM, cùng 160 quả đạn pháo cỡ 127 mm.
Ông McLane không đưa ra thống kê cụ thể về chi phí trong 15 tháng đánh chặn vũ khí Houthi, nhưng tổng giá trị của số tên lửa và đạn pháo trên có thể lên đến gần một tỷ USD.
Tàu chiến Mỹ triển khai ở Trung Đông được trang bị nhiều loại tên lửa phòng không, trong đó mẫu SM-2 cơ bản có giá 2,5 triệu USD. Tên lửa SM-6 hiện đại hơn có chi phí hơn 4 triệu USD, trong khi dòng SM-3 chuyên đối phó tên lửa đạn đạo có giá 10-30 triệu USD, tùy phiên bản.
Tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM cũng có giá ước tính 1,8 triệu USD, còn mỗi quả đạn pháo 127 mm cho tàu chiến Mỹ thường có chi phí từ vài trăm đến gần 2.200 USD.
Thông tin được ông McLane công bố khiến nhiều chuyên gia đặt dấu hỏi về chi phí mà Mỹ bỏ ra trong chiến dịch đối phó Houthi. Một số quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ gần đây cũng bày tỏ lo ngại mức độ tiêu tốn vũ khí ở Biển Đỏ và những nơi khác đang bào mòn kho dự trữ mà Washington cần cho những cuộc xung đột tiềm tàng trong tương lai.
Tuy nhiên, phó đô đốc McLane khẳng định mức độ tiêu hao đạn dược của hải quân Mỹ ở Biển Đỏ vẫn ở ngưỡng bình thường so với các xung đột trong quá khứ. "Chúng tôi phân tích thông tin về lượng đạn dùng trong Thế chiến II. Tàu chiến Mỹ đang sử dụng khoảng hai quả đạn để đối phó với mỗi tên lửa bay tới", ông nói, thêm rằng các hạm trưởng không nên bận tâm về chi phí đạn dược.
Mỹ cùng các đồng minh và Liên minh châu Âu (EU) đã lập các nhóm tác chiến riêng biệt để đối phó những vụ tập kích tàu hàng của Houthi. Mỹ và Anh cũng nhiều lần tấn công các mục tiêu của Houthi để trả đũa hoặc ngăn hoạt động tập kích tàu hàng.
Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự đã đặt dấu hỏi về tính hiệu quả và khả năng duy trì chiến dịch của Mỹ - Anh, khi chưa có dấu hiệu cho thấy Houthi sẽ ngừng tấn công tàu hàng qua Biển Đỏ.
Nguyễn Tiến (Theo AFP, TWZ, AP)
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao khi hai miền đều đưa ra các tuyên bố cứng sau phản ứng của Bình Nhưỡng với các thiết bị bay không người lái thả tờ rơi xâm nhập bầu trời thủ đô này.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/6.
Ngoại trưởng Hoekstra cho biết Hà Lan đã triển khai lực lượng tham gia một nhóm từ Jordan và nhóm này sẽ dốc sức đưa các công dân Hà Lan ra khỏi Sudan một cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể.
Ngày 25/5, Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất từ trước đến nay ở thành phố biên giới Đông Bắc Pocheon, nhân 70 năm ngày hai nước thiết lập đồng minh.
Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 30/9 thông báo các công ty của nước này đã ký 20 thỏa thuận với các đối tác quốc tế về sản xuất máy bay không người lái (UAV), thiết bị quân sự và đạn dược tại Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng quốc tế lần thứ nhất (DFNC1) được tổ chức ở thủ đô Kiev.
Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, Moscow đã lên tiếng về những lo ngại nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, trong khi Mỹ nêu phản ứng đầu tiên.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/6.
Ngày 18/1, Hàn Quốc - quốc gia ở Đông Bắc Á đã thông báo khai trương Đại sứ quán tại Cuba sau gần một năm xúc tiến các hoạt động bình thường hóa quan hệ giữa hai bên.
Không quân Ukraine tuyên bố chặn 10 quả đạn siêu vượt âm Kinzhal và hàng chục tên lửa hành trình Nga nhằm vào nước này.