Một nguồn tin cấp cao của chính phủ Philippines cho biết, quân đội Mỹ đã di chuyển các bệ phóng Typhon - có thể phóng tên lửa đa năng lên đến hàng nghìn km - từ sân bay Laoag ở Philippines đến một địa điểm khác trên đảo Luzon.
Mỹ di chuyển tên lửa ở một quốc gia Đông Nam Á, ra cam kết vững chắc về tình đồng minh |
Mỹ vẫn đang triển khai bệ phóng Typhon ở Philippines. (Nguồn: Philstả) |
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cấp cao của chính phủ Philippines cho biết, việc tái triển khai sẽ giúp xác định vị trí và tốc độ di chuyển tổ hợp tên lửa đến vị trí bắn mới. Khả năng cơ động này được xem là yếu tố then chốt giúp hệ thống tăng khả năng tồn tại khi xảy ra xung đột.
Tin liên quan |
Chiến lược ngân sách của Philippines: Từ tăng trưởng dài hạn đến tương lai bền vững Chiến lược ngân sách của Philippines: Từ tăng trưởng dài hạn đến tương lai bền vững |
Theo ông Jeffrey Lewis của Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury, những tuần gần đây, các tổ hợp và thiết bị liên quan của bệ phóng đã được đưa lên máy bay vận tải C-17 tại sân bay Quốc tế Laoag.
Theo những hình ảnh mà Reuters có được, các mái che mưa trắng che phủ thiết bị Typhon cũng được gỡ bỏ.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM), đơn vị giám sát các lực lượng Mỹ trong khu vực, xác nhận Typhon đã được "di dời trong lãnh thổ Philippines".
Cả INDOPACOM và chính phủ Philippines đều từ chối cung cấp địa điểm cụ thể.
Chỉ huy INDOPACOM Matthew Comer cho hay: "Chính phủ Mỹ đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Philippines về mọi khía cạnh của hoạt động triển khai MRC, bao gồm cả địa điểm", nói thêm rằng, việc di dời không phải là dấu hiệu cho thấy các khẩu đội sẽ ở lại Philippines vĩnh viễn.
Hệ thống Typhon là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm tích lũy nhiều loại vũ khí chống hạm ở châu Á. Việc triển khai loại vũ khí này hồi tháng 4/2024 đã bị Trung Quốc chỉ trích gay gắt. Vào tháng 9/2024, khi Mỹ tuyên bố họ không có kế hoạch ngay lập tức rút Typhon khỏi Philippines, Trung Quốc và Nga đã lên án việc này là thúc đẩy chạy đua vũ trang.
Theo Reuters, tên lửa hành trình Tomahawk trong bệ phóng Typhon có thể tấn công các mục tiêu ở Nga và Trung Quốc từ Philippines, trong khi tên lửa SM-6 mà nó mang theo có thể tấn công các mục tiêu trên không hoặc trên biển cách xa hơn 200 km.
Về quan hệ Mỹ-Philippines, cùng ngày, tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã điện đàm với người đồng cấp Philippines để thảo luận về tình hình Biển Đông và nhấn mạnh cam kết phòng thủ "vững chắc" của Washington với Manila.
Ngày 23/1, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro cũng gặp Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz tại Nhà Trắng để tái khẳng định liên minh lâu dài giữa hai nước.
Bang Michigan đồng ý bồi thường 1,75 triệu USD cho một người đàn ông, sau 35 năm ông ngồi tù oan vì tội tấn công tình dục một bé gái.
Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.
An ninh Ukraine công bố hình ảnh xuồng tự sát phóng rocket tấn công chiến hạm Nga gần bán đảo Crimea, song chưa rõ hiệu quả của chiến thuật này.
Mỹ lo ngại về nguy cơ bất ổn chiến lược với Nga, khi Ukraine dùng UAV tập kích trạm radar chiến lược chuyên cảnh báo sớm tên lửa hạt nhân của Moskva.
Số vụ bạo lực gia đình liên quan đến cựu binh ở Ukraine đang gia tăng, nhưng phụ nữ nước này ngần ngại lên tiếng.
Lầu Năm Góc cho biết, các cuộc không kích mới đây nhằm vào các cơ sở được sử dụng bởi Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) và các lực lượng ủy nhiệm là để trả đũa các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào Mỹ.
Pigcasso, con lợn được mệnh danh là 'họa sĩ động vật thành công nhất thế giới' và từng có triển lãm tranh riêng, qua đời khi gần tròn 8 tuổi.
Ngoài việc bác cáo buộc của Trung Quốc, Philippines còn đổ lỗi rằng chính Bắc Kinh đã gây thiệt hại cho môi trường ở Biển Đông.
Động thái này được cho là để thúc đẩy hy vọng về việc tái lập các phái bộ ngoại giao nước ngoài tại thành phố miền Nam Yemen.